Chuyên mục
Lựa chọn an toàn khi di cư lao động
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lựa chọn an toàn khi di cư lao động

Thứ ba 29/10/2019 17:41 GMT + 7
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo đảm di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức và dễ dàng. Di cư lao động nên là sự “lựa chọn” an toàn của người lao động.

Người lao động được học định hướng, kỹ năng nghề trước khi đi làm việc tại nước ngoài.

Trong những năm gần đây, Việt Nam có số lượng người dân ra nước ngoài làm việc gia tăng. Riêng trong năm 2019, đã có hơn 142 nghìn người lao động xuất cảnh (trong đó có khoảng 50 nghìn người là nữ) đi làm việc theo hợp đồng. Theo ước tính của Chính phủ, người lao động di cư gửi về nhà 2,5 đến 3 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, các báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng đối với luồng di cư không hợp thức sang các nước trong khu vực và châu Âu.

Trước tình hình trên, ILO một lần nữa khẳng định cam kết hỗ trợ việc quản trị vấn đề lao động di cư dựa trên quyền. “Trên nguyên tắc hợp tác, di cư lao động có thể là động lực phát triển tích cực, và giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của người lao động di cư”. “Đồng thời, khi quyền của lao động di cư được tôn trọng, và hành trình di cư của họ được an toàn, bản thân họ, gia đình và cả xã hội có thể được hưởng lợi từ nguồn kiều hối gửi về cũng như nâng cao được kỹ năng tay nghề”, Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee cho biết.

Theo ông Chang-Hee Lee, việc di cư lao động không qua các kênh hợp thức khiến người lao động di cư có nguy cơ bị bóc lột lao động, hạn chế khả năng tiếp cận hỗ trợ và công lý khi ở nước ngoài.

Theo ILO, việc tăng cường các kênh di cư hợp thức thông qua giảm chi phí và đơn giản hóa các quy trình phức tạp sẽ tăng số lượng lao động đi qua các kênh này. Bởi nợ nần khi di cư sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro bị mua bán và cưỡng bức lao động. Vì vậy, lao động di cư cần phải được bảo đảm rằng họ không phải trả bất kỳ phí hoặc chi phí tuyển dụng nào.

Một nghiên cứu gần đây của ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho thấy, người lao động có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư, cho dù quyết định lựa chọn di cư của họ là theo kênh chính thức hay không hợp thức. Vì vậy, quá trình di cư đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và thực tiễn từ những người có trách nhiệm, từ các chính phủ, người sử dụng lao động, các đơn vị tuyển dụng hơn là hành vi của người lao động di cư.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng người lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở nước ngoài. Lao động cũng phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và làm việc trong khoảng thời gian lâu nhất, lên đến 11 tháng, để có thể chi trả khoản nợ này. Hơn ba phần tư lao động Việt Nam được phỏng vấn (77% lao động nam và 75% lao động nữ) trả lời rằng họ bị vi phạm quyền lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Hiện, Việt Nam đang xem xét sửa đổi pháp luật liên quan đến việc quản trị lao động di cư ra nước ngoài. Theo ILO, đây chính là cơ hội quan trọng để cải thiện khung pháp lý về di cư lao động và giúp các kênh di cư hợp thức trở nên hấp dẫn hơn đối với người dân.

Đồng thời, ILO kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực để hỗ trợ người lao động di cư thông qua các biện pháp: Thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển và tiếp nhận để tăng cường và bảo đảm những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ, nhằm bảo đảm nhu cầu về việc làm thỏa đáng. Phát triển các kênh di cư hợp thức ít tốn kém tiền của, thời gian và ít phức tạp hơn. Chuyển chi phí tuyển dụng từ người lao động sang người sử dụng lao động - số tiền lớn mà người lao động di cư vay nợ để trả phí tuyển dụng làm giảm thu nhập từ di cư và thậm chí khiến người di cư có nguy cơ bị mất nhà ở và đất đai. Tại kỳ họp Hội đồng Quản trị 2019, ILO đã định nghĩa “phí tuyển dụng” và”các chi phí liên quan khác” là các khoản phí hoặc chi phí nảy sinh trong quá trình tuyển dụng để người lao động có được việc làm, bất kể phương thức, thời gian hoặc địa điểm nộp hoặc thu các khoản đó. Theo Các Nguyên tắc chung và hướng dẫn thực hiện tuyển dụng công bằng của ILO, người lao động hoặc người tìm việc không phải gánh bất kỳ phí tuyển dụng hoặc chi phí liên quan nào.

Bên cạnh đó, cần mở rộng tiếp cận pháp lý cho người lao động di cư, đặc biệc là lao động nữ vốn thường gặp nhiều khó khăn hơn nam giới, tại quê hương và ở nước ngoài. Đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động mà không tạo thêm gánh nặng về thời gian và tài chính đối với người lao động di cư. Mở rộng dịch vụ cho người lao động di cư và gia đình để hỗ trợ họ khi về nước và tái hòa nhập cộng đồng, nhằm bảo đảm rằng người lao động di cư có thể tái hòa nhập thành công cả về phương diện xã hội và kinh tế, không gặp khó khi tìm việc làm khi trở lại Việt Nam.

Nhật Anh
Nguồn: nhandan.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.