Chuyên mục
Lo ngại hàng không Việt Nam chỉ là 'trạm dừng chân gom khách'
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lo ngại hàng không Việt Nam chỉ là 'trạm dừng chân gom khách'

Thứ năm 16/05/2019 16:55 GMT + 7
Lực cản lớn nhất của hàng không Việt Nam hiện nay là vấn đề hạ tầng. Nếu không "cởi trói" được các điểm nghẽn hạ tầng, thị trường sẽ tới ngưỡng, và thị trường hàng không Việt Nam khó lòng cạnh tranh với thế giới.

Sự tham gia của các hãng hàng không tư nhân tạo động lực mới cho thị trường, nhưng cũng đi kèm với áp lực về hạ tầng và thiếu hụt nhân lực. Ảnh: Việt Hùng

Tại tọa đàm Xây dựng môi trường phát triển cho ngành hàng không do báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức chiều 16.5, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, sự hiện diện của các hãng hàng không tư nhân tạo nên năng động cho thị trường. Nhưng những năm gần đây, thị trường phải đối diện quá nhiều thách thức như quá tải hạ tầng, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. 

Cùng quan điểm này, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện Quốc hội, cho rằng thị trường hàng không có nhiều thách thức nhưng cũng có dư địa phát triển rất lớn. “Hàng không Việt Nam cần thể chế đầy đủ, minh bạch, tạo ra sự thông thoáng, một sân chơi bình đẳng, tránh tình trạng nhà nước và tư nhân, con đẻ và con nuôi”, ông Nhưỡng nói.

Đặt câu hỏi với lãnh đạo Bamboo Airways, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) hỏi: "Một doanh nghiệp vừa mới xuất hiện, sinh sau đẻ muộn anh có cảm thấy cái gì đó cạnh tranh không lành mạnh không?". 

Ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hãng hàng không Bamboo Airways cho rằng, là doanh nghiệp đi sau, Bamboo Airways đã thấm thía rất nhiều về sự cạnh tranh. “So với doanh nghiệp hàng không đi trước, chúng tôi phải theo cả luật Đầu tư 2014, phải theo cả Nghị định 92, như vậy phải đi theo 2 lần thủ tục".

Thị trường hàng không phát triển nhanh đi kèm với áp lực về hạ tầng hàng không. Ảnh: Độc Lập

"Doanh nghiệp muốn phát triển thêm lại phải đi một vòng các bộ để xin ý kiến, trong khi chúng tôi tin rằng việc đó hoàn toàn ở Cục Hàng không và cùng lắm ở Bộ Giao thông Vận tải. Doanh nghiệp chúng tôi mong có sự thống nhất về thể chế đối với tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực", ông Thắng nói.

Chia sẻ quan điểm cá nhân, ông Cung nói cũng thấy có nhiều điểm không hợp lý. Theo ông Cung, vốn của người ta, tiền của người ta sao lại phải đi xin, nhưng rồi nhận được câu trả lời không có đường băng, không có chỗ đậu, không đồng ý đề xuất mở rộng quy mô đội bay.

“Cá nhân tôi cho rằng ai nói như thế là kìm hãm sự phát triển của ngành hàng không. Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề đó chứ không thể lấy điều đó kìm hãm sự phát triển", ông Cung nói.
Hạ tầng kém, Việt Nam chỉ là ‘bus stop’

Dẫn lại câu chuyện “mở cửa bầu trời” của Mỹ những năm 1970, thị trường bùng nổ và ra đời một mô hình mới là Southwest Airlines, theo ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch HĐTV Vietnam Airlines, nếu đối chiếu với Việt Nam đó là sự bùng nổ với sự tham gia của Vietjet giai đoạn 2014 - 2018.

Song theo ông Minh, lực cản đang nằm ở hạ tầng hàng không, hạ tầng phát triển không đủ nhanh đang lấy đi cơ hội cạnh tranh quốc tế của hàng không Việt Nam. Vấn đề cần được nhìn ở cả 2 khía cạnh: quá tải hạ tầng và sự bùng nổ lượng khách đi máy bay đến giới hạn cần được xử lý như thế nào.

“Nếu Việt Nam không có các sân bay quốc tế lớn như cửa ngõ thì năng lực cạnh tranh rất hạn chế. Có bao nhiêu hãng hàng không quốc tế bay xuyên lục địa đến Nội Bài, Tân Sơn Nhất? Tôi thấy rất ít. Họ bay đi đâu? Họ đến các sân bay cửa ngõ trong khu vực như Băng Cốc, Singapore, Hong Kong. Cách đây 10 năm, người Singapore đã nói với tôi: các ông là bus stop – điểm dừng gom khách sang Singapore”, ông Minh chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), việc phát triển hạ tầng hàng không đang vướng về luật. “Tư nhân xây sân bay không nhanh hơn chúng tôi. Vân Đồn xây 27 tháng, Cam Ranh 4 triệu khách xây 21 tháng, kế hoạch xây T3 công suất 20 triệu khách của chúng tôi hết 24 tháng. Nhưng loay hoay 3 năm nay, đến giờ phút này chưa giao được cho ai làm nhà đầu tư mở rộng T3”, ông Thanh nói.

Lãnh đạo ACV khẳng định ủng hộ chủ trương xã hội hóa, nhưng phải bình đẳng. “Doanh nghiệp nhà nước cũng cần bình đẳng. Nếu xã hội hóa phải làm đồng bộ, không thể cắt miếng ngon (nhà ga hành khách) xã hội hóa, phần còn lại (đường băng, đường lăn, sân đỗ) để nhà nước lo”, ông Thanh cho hay.

Mai Hà
Nguồn: thanhnien.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.