Chuyên mục
5 đặc sản 'xấu hết phần thiên hạ' nhưng lại ngon khó cưỡng ở Việt Nam
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

5 đặc sản 'xấu hết phần thiên hạ' nhưng lại ngon khó cưỡng ở Việt Nam

Thứ hai 13/05/2019 04:34 GMT + 7
Dù có bề ngoài xấu xí, gớm ghiếc nhưng cá mặt quỷ, cầu gai, sam biển… lại được xem là đặc sản nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại.

Cá mặt quỷ

Tại Việt Nam, cá mặt quỷ có nhiều ở vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Cá mặt quỷ hay còn được gọi là cá mang ếch, cá mao ếch... có tên khoa học là Synanceia. Loài cá này thường sống ở vùng nước cạn, đặc biệt là khu vực các gành đá, rạng san hô ven đảo. Tại Việt Nam, cá mặt quỷ có nhiều ở vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Loài cá này có hình thù xấu xí nhưng hương vị lại thơm ngon, hấp dẫn.

Cá mặt quỷ có thân hình xù xì, với lớp da thô ráp với nhiều vây sắc nhọn ở sống lưng... Hình thù khá giống tảng đá nên cá mặt quỷ còn được người dân Quảng Ngãi gọi là cá đá.

Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, một số nhà hàng phục vụ món cá mặt quỷ với giá từ 700.000 đồng đến 1,6 triệu đồng một kg.

Khác với vẻ bề ngoài xấu xí đến gớm ghiếc, thịt cá mặt quỷ chắc, ngon, giàu dinh dưỡng. Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, một số nhà hàng phục vụ món cá mặt quỷ với giá từ 700.000 đồng đến 1,6 triệu đồng một kg. Một điều đặc biệt cần chú ý khi chế biến cá mặt quỷ là trên lưng cá có 13 tia vây lưng chứa độc tố nên có thể đoạt mạng loài khác nhanh chóng nếu không may bị đâm phải. Thậm chí, độc tố này có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết.

Ốc Lông

Ốc lông thường sống bám trong các rạng san hô, nhất là vùng bờ biển có nhiều gành đá, hang hốc.

Ốc lông xấu xí còn có tên gọi khác là ốc nhung. Loài ốc này là đặc sản, có nhiều ở khu vực miền Trung của Việt Nam.

Ốc lông thường sống bám trong các rạng san hô, nhất là vùng bờ biển có nhiều gành đá, hang hốc. Loại ốc này trung bình to khoảng nửa cổ tay người lớn, hình thù như con ốc quắn, ốc nhảy nhưng bên ngoài con ốc này màu nâu đen, nhiều gai, lông lẫn rong rêu bám đầy, đen trùi trũi xù xì như một cục đá.

Bên ngoài ốc lông, có khá nhiều chiếc gai nhọn, tua tủa trông khá "xấu xí". Ảnh: Dân Việt.

Xấu xí vậy nhưng thịt của nó ngon tuyệt, ngon đến nỗi nếu bắt được, dân vùng biển thường để dành đãi khách hoặc cả nhà cùng thưởng thức chứ không hề bán buôn.

Thường, ốc lông bắt về, ngâm trong nước ngọt độ vài giờ cho nhả hết bùn rong lẫn những thức ăn rồi rửa sạch mới chế biến. Trước khi chế biến, nhất thiết phải “phẫu thuật” cho từng con bằng cách dùng dao chặt mặt sau – phần lưng ốc một lỗ sao cho bên ngoài thông với bên trong con ốc. Khi đó, hấp cho gia vị mau thấm đều vào phần thịt ốc và khi ăn lấy phần thịt ra dễ dàng hơn.

Sam biển

Sam biển được xem là đặc sản bán với giá đắt đỏ.

Dù bề ngoài của sam biển trông có phần “xấu xí” nhưng đây là đặc sản, ngon khó cưỡng được nhiều thực khách ưa chuộng. Loài vật này chỉ có trong tự nhiên, phụ thuộc vào đánh bắt. Mỗi năm thường chỉ có một mùa sam duy nhất. Với số lượng không nhiều, nên không phải ai cũng có dịp được thưởng thức món ăn này.

Loài vật này chủ yếu được đánh bắt trong tự nhiên chứ không nuôi trồng được.

Trước đây, một con Sam giá chỉ chừng chục ngàn nhưng vài năm trở lại đây, sam trở thành đặc sản, bán với giá cao ngất ngưởng, thời điểm rẻ nhất trên thị trường cũng có giá khoảng 500 nghìn/con.

Bề ngoài trông khá xấu xí nhưng thịt sam biển thơm ngọt đặc biệt là phần trứng sam ăn rất bùi béo.

Mặc dù giá "chát” nhưng Sam biển ít khi bị ế mà ngược lại, các chủ quán hải sản gần như phải giành nhau từng con Sam mỗi khi đến mùa. Sam có thể chế biến thành nhiều món như: hấp, nướng… Trong đó, trứng Sam ngon hơn gấp nhiều lần trứng cá, ngay cả trứng cá Hồi cũng khó mà sánh bằng. Còn thịt Sam thì ngọt và có vị cực ngon, gấp nhiều lần thịt cua, ghẹ, đến cả thịt cua huỳnh đế cũng khó mà so được với thịt Sam.

Hải sâm

Thịt hải sâm là một trong 8 món ăn "cao lương mỹ vị" nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vây cá.

Hải sâm là là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết, tập trung nhiều nhất ở độ sâu 2-5m, hay gặp ở vùng vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm. Đây là món ăn được nhiều người yêu thích vì ngoài giá trị dinh dưỡng, hương vị của hải sâm rất thơm ngon, hấp dẫn.

Trước đây, chỉ vua chúa và quý tộc mới được nếm thử hải sâm. 

Thịt hải sâm là một trong 8 món ăn "cao lương mỹ vị" nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vây cá... . Trước đây, chỉ vua chúa và quý tộc mới được nếm thử hải sâm.

Bề ngoài gớm ghiếc, khiến nhiều thực khách không đủ can đảm nếm thử.

Tuy nhiên, nếu vượt qua được nỗi sợ hãi thì đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Chúng thường được chế biến bằng cách làm súp, hầm, om hoặc sấy khô để dùng dần. Tại Việt Nam, hải sâm có nhiều ở vùng biển Phú Quốc, Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng)…

Cầu Gai

Cầu gai khi lớn có thể to bằng trái cam sành, dày khoảng ba lóng tay, bên ngoài đầy những chiếc gai nhọn.

Cầu gai (còn gọi là nhum biển hay nhím biển), được ví như nhân sâm của biển. Khi còn nhỏ, cầu gai nhìn giống trái chôm chôm, màu đen thẫm. Còn lúc lớn, cầu gai có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10 cm, dày 3-4 cm. Cầu gai khi lớn có thể to bằng trái cam sành, dày khoảng ba lóng tay.

Cũng bởi được ví là loại “Nhân sâm đại dương” nên cầu gai có nhiều tác dụng hữu ích. Đặc biệt, trứng cầu gai có màu vàng nhạt, gắn kết với nhau thành từng mảng, có thể ăn sống, nướng hay nấu cháo đều rất ngon, bổ dưỡng.

Cầu gai còn được ví như nhân sâm của biển bởi giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại.

Ở Việt Nam, giá trứng cầu gai dao động từ 800.000 – 1.100.000 đồng/1kg, tùy theo từng loại to, nhỏ. Loại trứng cầu gai được nhập khẩu từ Nhật Bản giá lên tới trên 10 triệu/kg.

Ngoài ra, thịt cầu gai có thể chế biến được thành nhiều món như: cầu gai ăn sống, nướng mỡ hành… Vị thịt cầu gai ngọt, béo, đậm đà nên thực khách nếu thưởng thức một lần sẽ khó có thể quên.

Hiệp Nguyễn (Tổng hợp)
Nguồn: vietnamnet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.