Chuyên mục
17 giờ sang Ai Cập đưa thi thể, người thân bị đánh bom về Việt Nam: Đau đớn!
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

17 giờ sang Ai Cập đưa thi thể, người thân bị đánh bom về Việt Nam: Đau đớn!

Thứ hai 31/12/2018 04:26 GMT + 7
Sau 17 giờ bay sang Ai Cập đón người thân bị đánh bom, anh V. tới bệnh viện. Anh Minh nhìn thấy đã bật khóc trong tuyệt vọng. Anh V. cũng òa khóc nức nở. Không ai nghĩ chuyến du lịch lại tang thương thế này.

Ảnh chụp đoàn từ Việt Nam đến ở trước Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập. Ảnh: CTV

1 giờ sáng 28.12, anh V. (47 tuổi) bừng tỉnh giấc khi nhận điện thoại của anh rể từ Ai Cập. Anh rể báo chiếc xe chở vợ chồng mình đã bị đánh bom.

Từ lúc nhận điện thoại báo hung tin của anh rể là anh Lê Đức Minh, anh V. xây xẩm mặt mày, đứng ngồi không yên. Anh Minh báo chiếc xe chở đoàn du khách Việt đang đi tham quan Ai Cập, trong đó có vợ chồng anh vừa bị đánh bom. Vợ anh là chị Nguyễn Thúy Quỳnh (sinh năm 1962) bị thương nặng phải nằm cách ly, anh thì bị thương nhẹ ở tay phải và chân phải.

Trong đêm, anh V. mò mẫm thông tin Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam trên mạng, anh liên tục gọi điện thoại nhưng anh nhận được chỉ là những tiếng tút tút liên hồi. Anh tiếp tục gọi đến Saigontourist - nơi vợ chồng anh Minh đã mua tour - thì mới nhận được trợ giúp.

Đến sáng 29.12, nhận được tin báo chị gái không qua khỏi, anh V. bủn rủn tay chân, trời đất trước mặt như tối sầm lại. “Chị Quỳnh là chị ruột của tôi. Cha mẹ tôi đều đã mất hết nên còn hai chị em gắn bó với nhau. Chị có 1 cậu con trai đang làm việc ở Mỹ, con gái đang chăm con nhỏ nên tôi sẽ sang Ai Cập để đưa chị về”, anh V. tâm sự.

Hành trình 17 giờ bay

Anh đón xe từ nhà lên TP.HCM rồi đi chuyến bay 11 giờ trưa 29.12 ra Hà Nội. Tới Hà Nội, anh được nhân viên của Saigontourist hỗ trợ đến Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam để xin visa sang đưa người thân về Việt Nam. 

22 giờ ngày 29.12, anh khởi hành chuyến bay từ sân bay Nội Bài đến Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó tiếp tục bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Ai Cập. Trong suốt hành trình của mình, lòng anh V. như lửa đốt, chỉ trông ngóng đến giây phút gặp lại anh rể để an ủi anh trong lúc anh bơ vơ với nỗi đau nơi xứ người. 

Anh V. đáp chuyến bay đến Ai Cập vào lúc 14 giờ 30 ngày 30.12 (theo giờ Việt Nam).

Vừa tới sân bay của Ai Cập, đoàn anh được 3 xe cảnh sát của Ai Cập hộ tống đưa về bệnh viện.

Nước mắt hai người đàn ông.

Tới bệnh viện, nhìn thấy người thân của mình, anh Minh đã bật khóc trong tuyệt vọng vì nỗi đau tột cùng. Anh V. cũng không cầm được nước mắt, ôm chặt lấy anh rể của mình rồi òa khóc nức nở. Nhìn thấy cảnh này, những người xung quanh cũng không khỏi xót xa.


Anh Minh ôm chặt người thân khóc trong tuyệt vọng. Ảnh: CTV

Anh V. tâm sự: “Anh Minh từng đi bộ đội 7 năm nên là người rất can trường. Chuyện gì anh ấy cũng bình tĩnh và bản lĩnh để giải quyết. Nhưng nỗi đau này quá lớn khiến anh không thể gồng mình được”.

Tới bây giờ, anh V. vẫn chưa tin được những gì đang xảy ra với gia đình mình. Anh Minh thì đau đớn vô cùng khi chuyến đi du lịch khám phá Ai Cập của vợ chồng anh lại là chuyến đi dang dở với đầy những đau thương và mất mát.

Gương mặt phờ phạc, anh Minh kể lại cho em rể về những gì đã xảy ra trên chuyến xe định mệnh ấy… “Quá đau buồn…”, anh V. bỏ dở câu nói khi nhắc về vụ đánh bom.

Ngay sau đó, anh V. đã có buổi gặp Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập cùng đoàn có Sở Du lịch TP.HCM, Công ty Dịch vụ - Lữ hành Saigontourist cùng với người nhà nạn nhân Trần Hóa Khánh (sinh năm 1961, quê Thanh Hóa, cũng là nạn nhân tử vong trong vụ đánh bom vừa qua.


Hình ảnh bệnh viện có những nạn nhân bị thương nhẹ đang điều trị, trong đó có anh Minh.
 Ảnh: CTV

Anh V cho biết: “Người nhà anh Khánh muốn hỏa táng tại Ai Cập rồi đưa tro cốt về Việt Nam nhưng Ai Cập không có tục hỏa táng người chết nên gia đình phải đưa thi thể về Việt Nam”.

Được biết, những người bị thương nhẹ sẽ từ Ai Cập về Việt Nam vào ngày 31.12.2018 và 1.1.2019. Riêng thi thể của 2 nạn nhân có thể sẽ được đưa về Việt Nam vào ngày 2.1.2019.

Vũ Phượng
Nguồn: thanhnien.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.