Chuyên mục
Tham vọng
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tham vọng "cài đặt lại" quan hệ Nga - EU của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Thứ ba 08/10/2019 02:04 GMT + 7
Mong muốn chấp dứt tình trạng giao tranh còn tiếp diễn tại miền Đông Ukraina của hai nước Tây Âu có thể gây gia tăng căng thẳng trong nội bộ khối Liên minh châu Âu (EU) đối với vấn đề quan hệ giữa EU và Nga, đồng thời làm phức tạp hóa các nỗ lực tiến tới hòa bình. 

Pháp đang có nhiều động thái tích cực cải thiện quan hệ với Nga (Trong ảnh: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp gỡ, trao đổi với Tổng thống Nga Vladmir Putin tại Fort de Bregancon, miền Nam nước Pháp, ngày 19-8-2019)

Triển vọng EU gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Nga

Tiến trình các cuộc đàm phán giữa các nhà ngoại giao của Nga và Ukraine đã dấy lên hy vọng về một hội nghị thượng đỉnh giữa các quốc gia trong 3 năm tới về vấn đề chấm dứt giao tranh giữa quân ly khai thân Nga và quân đội Chính phủ Ukraine.

Chiến lược 5 điểm riêng của Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với Nga liên quan đến điều gọi là cam kết có chọn lọc. Nhiều nhà ngoại giao EU cho rằng cách tốt nhất là tìm kiếm sự hợp tác của Nga trong các vấn đề như biến đổi khí hậu để có thể xây dựng lại niềm tin.
Dù chào đón một hội nghị thượng đỉnh quốc tế với sự tham gia của Pháp, Đức, Ukraine và Nga, một số nước trong EU vẫn lo ngại về khả năng EU sẽ gỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận khối áp đặt lên Nga kể từ khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. 

Những biện pháp cấm vận, được thiết lập vì Nga sáp nhập bán đảo Crimea và sự hậu thuẫn của Điện Kremlin cho phe ly khai tại Ukraine, yêu cầu sự đồng thuận từ toàn bộ các Chính phủ trong khối 28 quốc gia châu Âu. Chỉ cần có sự bất đồng từ một quốc gia thân Nga, như Hungary, sẽ buộc các lệnh cấm vận phải chấm dứt. 

Nhiều nhà ngoại giao EU cho biết trong những cuộc họp, lá thư và lời phát biểu trong khối EU, sự chia rẽ nội bộ về Nga, từng được đặt trong vòng kiểm soát, nay đã lại nổi lên. Những bất đồng trong nội bộ có thể khiến các nỗ lực chung của EU nhằm tiến tới những điều khoản cấm vận mới bị gián đoạn, nhất là khi Nga tăng cường các biện pháp mà các nhà lãnh đạo châu Âu cho là có mục đích nhằm làm suy yếu những thiết chế của phương Tây cũng như EU. 

Bất đồng trong nội bộ cũng có thể gây phân hóa EU thành 2 nhóm lập trường khác nhau với một bên là Pháp cùng một số nước thân cận có quan hệ tốt với Nga như Italia và bên còn lại là Ba Lan, Romania và các nước Baltic. Tình trạng này cũng sẽ làm yếu đi quyết tâm ủng hộ Ukraine của các Chính phủ thân phương Tây. Các nhà ngoại giao EU vẫn hy vọng các lãnh đạo trong khối EU sẽ gia hạn các lệnh cấm vận với các lĩnh vực năng lượng, tài chính và quốc phòng thêm một tháng nữa vào một hội nghị thượng đỉnh thường kỳ diễn ra vào tháng 12 tới.  

Dù Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố sẽ không gỡ bỏ lệnh cấm vận cho đến khi Nga thi hành thỏa thuận hòa bình giai đoạn 2014-2015 với Ukraine, cả hai nguyên thủ quốc gia đều nhận thấy các biện pháp cấm vận đang cản trở tiến trình cải thiện quan hệ song phương Nga - EU. 

Cô lập Nga là một sai lầm chiến lược khôn lường

Những lời phát ngôn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đặc biệt gây phật lòng với Chính phủ các nước đã từng là một phần lãnh thổ của Liên Xô (cũ) trước đây. Bị báo động bởi cái họ coi là một chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của Điện Kremlin, lãnh đạo các quốc gia này bác bỏ thẳng thừng mọi biện pháp nhân nhượng đối với Nga.

Quan hệ giữa Kiev và Mátxcơva xấu đi từ năm 2014, khi Nga sáp nhập trở lại bán đảo Crimea và nổ ra cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine. Giao tranh đã làm trên 13.000 người thiệt mạng trong 5 năm. Việc ông Volodymyr Zelenskiy đắc cử Tổng thống Ukraine hồi tháng 4 vừa qua đã mở ra hy vọng làm sống lại tiến trình hòa bình đã bị bế tắc lâu nay.
Với sự ủng hộ của Đức đối với mở rộng vai trò của Pháp trong quan hệ giữa Nga và EU, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ “tung ra” những động thái nhằm cải thiện hợp tác với Nga vào tháng 7-2019. Cụ thể là việc cử các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao tới thăm Mátxcơva vào tháng 9 và kết thúc 4 năm “đóng băng” quan hệ bằng các chuyến thăm ngoại giao cấp cao tương tự, ông Emmanuel Macron đang tìm cách đưa Nga quay trở lại nhóm các quốc gia phát triển đứng đầu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người đã nói vào tháng 8 vừa qua cho rằng việc cô lập Nga là “một sai lầm chiến lược khôn lường”, mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ Điện Kremlin để giải quyết những khủng hoảng nan giải nhất trên thế giới, từ Syria cho đến Triều Tiên.  

Đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với Tổng thống Nga V.Putin dựa trên cơ cấu đối thoại với tập trung vào 5 điểm gồm: Chia sẻ chuyên môn và tình báo; Cơ chế giảm thiểu căng thẳng trong quan hệ song phương EU - Nga; Kiểm soát vũ khí tại châu Âu; Giá trị châu Âu; Cùng hợp tác trong các vấn đề khủng hoảng quốc tế.  

Vào thứ 3 tuần vừa rồi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định trong bài phát biểu trước Ủy hội châu Âu - diễn đàn chính của châu Âu về các vấn đề nhân quyền rằng: “Địa lý, lịch sử và văn hóa Nga, về cốt lõi, vẫn là thuộc về châu Âu”. Sự trở lại diễn đàn này của Nga vào tháng 6 năm nay, sau khi bị tước quyền bỏ phiếu vào năm 2014, cũng đánh dấu mốc đầu tiên một lệnh cấm vận đối với Nga vì hành động sáp nhập bán đảo Crimea được thu hồi.

Đề xuất của Tổng thống Pháp


Emmanuel Macron với Tổng thống Nga V.Putin dựa trên cơ cấu đối thoại với tập trung vào 5 điểm gồm: 

1. Chia sẻ chuyên môn và tình báo; 

2. Cơ chế giảm thiểu căng thẳng trong quan hệ song phương EU - Nga; 

3 Kiểm soát vũ khí tại châu Âu; 

4. Giá trị châu Âu; 

5. Cùng hợp tác trong các vấn đề khủng hoảng quốc tế. 

Hải Long (Theo Reuters)
Nguồn: anninhthudo.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.