Chuyên mục
Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân do việc hủy hoại các cơ chế kiểm soát vũ khí
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân do việc hủy hoại các cơ chế kiểm soát vũ khí

Thứ sáu 13/09/2019 10:39 GMT + 7
Ngày 12/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân do chính sách của một số nước phương Tây.

Tên lửa Harpoon được phóng từ tàu khu trục USS Fitzgerald của Mỹ trong cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển gần Guam. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Đề cập vấn đề ổn định chiến lược đa phương, ông Ryabkov nêu rõ sự ổn định chiến lược cần tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc tế. Ngoài ra, sự ổn định này còn bao hàm trạng thái mà trong đó các cường quốc hạt nhân cần ngăn chặn những hành động có thể dẫn đến sự mất cân bằng nguy hiểm trong răn đe hạt nhân hoặc làm tăng nguy cơ chiến tranh.

Ông Ryabkov cho rằng các nhà ngoại giao phương Tây tránh thảo luận về các vấn đề cấp bách, ngăn chặn các kênh đối thoại, tiếp tục hủy hoại cấu trúc kiểm soát vũ khí và cố tình loại bỏ các cơ chế hiệp ước hiệu quả trong lĩnh vực an ninh và ổn định, đã phát triển qua nhiều thập niên.

Ông Ryabkov chỉ trích Mỹ tránh các cuộc thảo luận về cách tiếp cận đa phương trong kiểm soát vũ khí và ổn định chiến lược, trong khi cũng cần tính đến khả năng hạt nhân của Anh, Pháp và Mỹ, các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, Moskva vẫn tin vào sự sẵn sàng của Washington trong việc nối lại các cuộc đàm phán chính thức về đảm bảo sự ổn định chiến lược và an ninh toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga đồng thời nhấn mạnh việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) dự kiến hết hạn vào năm 2021 sẽ cho phép có thêm thời gian để xác định lại toàn bộ cơ cấu kiểm soát vũ khí tên lửa hạt nhân.

START mới được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí tấn công chiến lược của mình để sau 7 năm kể từ ngày hiệp ước có hiệu lực và trong tương lai, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai và chưa được triển khai. Hiệp ước cũng bắt buộc Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm.

Nga coi START mới là "hòn đá tảng đối với an ninh thế giới", song Washington nhiều lần đề cập khả năng không gia hạn hiệp ước này.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định nước này không thử và cũng không sở hữu tên lửa tầm ngắn và tầm trung bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), cũng không triển khai những loại tên lửa như vậy ở châu Âu.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, điều này trái với Mỹ, nước đã tiến hành thử tên lửa tầm trung ngày 18/8 vừa qua. Bộ trên cũng nhấn mạnh Moskva hy vọng có được đảm bảo từ các nước phương Tây về việc không cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung trên lãnh thổ những nước này.

Lời khẳng định trên được đưa ra nhằm đáp trả phát biểu của Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg về tên lửa của Nga. Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn Euronews, ông Stoltenber đã cáo buộc Nga có kế hoạch triển khai các tên lửa có khả

INF được Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km). Tuy nhiên, Mỹ và Nga đã nhiều lần chỉ trích lẫn nhau vi phạm thỏa thuận. Hồi tháng 8 vừa qua, Mỹ đã chính thức rút khỏi INF, dẫn tới Nga cũng đình chỉ hiệp ước. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga - Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Phương Oanh - Duy Trinh
Nguồn: baotintuc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.