Chuyên mục
Mỹ muốn Nga nhường tuyến đường biển Bắc cho thế giới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ muốn Nga nhường tuyến đường biển Bắc cho thế giới

Thứ tư 16/10/2019 10:37 GMT + 7
Sau khi tỏ ý mua Greenland, Mỹ lại tiếp tục phủ nhận quyền của Nga về Tuyến đường biển Bắc hòng chiếm vùng biển Bắc Cực.

Tờ Pecat của Cộng hòa Serbia cho biết, giới tinh hoa Mỹ mới đây bất ngờ "quên" đi các quyền của Nga và Canada được quy định theo Điều 234 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho phép họ có quyền ở Biển Bắc.


Mỹ cho rằng tuyến đường biển Bắc không của riêng Nga mà của thế giới.

Nhà báo Zoran Milosevic viết rằng, giới tinh hoa Mỹ đang lập mưu đồ quốc tế hóa các sở hữu hợp pháp của Nga tại Tuyến đường biển Bắc (NSR) dù đây là vùng biển nội địa của đất nước này.

Theo đó, Mỹ đã bắt đầu gọi tuyến đường biển Bắc là "yêu sách của Nga" và Mỹ phải hành động để Nga từ bỏ "những thứ không thuộc về mình" nhằm "đảm bảo an ninh hàng hải tự do trong các khu vực tranh chấp trên biển".

Washington tin rằng NSR nên mở cửa cho toàn bộ cộng đồng thế giới chứ không chỉ cho Nga. Đây được đánh giá là tham vọng của nước Mỹ muốn gia tăng tầm ảnh hưởng của mình tại Bắc Cực.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng công khai thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ tới Bắc Cực – một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang huy động nguồn lực để chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới.

Cách đây chưa lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ ý định mua khu tự trị Greenland của Đan Mạch như chứng minh sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại khu vực.

Kể từ tháng 1/2019, Lực lượng Hải quân và Tuần duyên Mỹ đã công bố những bản chiến lược Bắc Cực riêng rẽ. Bộ trưởng Hải quân Richard Spencer kêu gọi tự do hàng hải và tăng cường hiện diện hải quân Mỹ trong khu vực.

Ông Richard Spencer đã tuyên bố, "nhiệm vụ hiện tại của Hải quân Mỹ là tăng cường sức mạnh ở Bắc Cực để mở các cảng quân sự chiến lược mới ở khu vực Biển Bering và mở rộng sự hiện diện quân sự ở Alaska".

Những động thái này cho thấy, Washington đang thay đổi chiến lược của mình ở Bắc Cực, trong đó sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc ở đây là ưu tiên hàng đầu.

Tại một cuộc họp hồi tháng 5 của Hội đồng Bắc Cực (bao gồm 8 quốc gia có đường biên giới giáp biển Bắc Băng Dương), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo các cường quốc đối thủ đang mở rộng xâm nhập vào khu vực.

Nhắc đến sự can dự của Trung Quốc, ông Pompeo đặt câu hỏi: “Chúng ta có muốn Bắc Băng Dương biến thành một Biển Đông mới không?”.

Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc được yêu cầu đóng cửa các trạm ở Iceland và Na Uy, ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của tuyến đường biển phía bắc của Nga và Moscow đã rút quân đội khỏi lãnh thổ phía bắc Bắc Cực.

Và tháng 7 vừa qua, Lầu Năm góc đã công bố Chiến lược Bắc Cực mới, với nhiều sửa đổi phản ánh những thay đổi trong môi trường thế giới kể từ khi văn bản này lần đầu tiên ra mắt năm 2016.

Nga lợi thế vượt trội ở Bắc Cực nhờ biến đổi khí hậu.

Quá trình biến đổi khí hậu đang làm thay đổi khu vực này, và nhờ đó đã mở ra những tuyến đường biển mới, tạo điều kiện cho hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Đường Biển Bắc, vốn chạy dọc theo bờ biển phía Bắc nước Nga, đã rút ngắn hành trình giữa Đông Á và các cảng châu Âu so với những tuyến đường hiện nay qua kênh đào Suez.

Với trên một nửa đường bờ biển toàn Bắc Cực nằm dọc theo bờ biển phía Bắc đất nước, Nga từ lâu đã chiếm vị trí thống trị về kinh tế và quân sự tại khu vực đang ẩn giấu lượng khí đốt và dầu lửa trị giá tới 35 ngàn tỉ USD này, chưa kể đến hàng loạt khoáng chất quý như vàng, bạc, kim cương, đồng, titan, urani và đất hiếm. Khi lớp băng dần tan do biến đổi khí hậu, những nguồn tài nguyên này càng dễ nằm trong tầm với của con người hơn.

Lợi thế cho nước Nga đã khiến Mỹ không thể ngồi yên và âm mưu mượn cớ quyền tự do hàng hải tự mình đặt ra, không theo một công ước quốc tế nào để phủ nhận những thứ giá trị vốn thuộc về Nga.

Bất kể Mỹ muốn sử dụng công cụ nào, bao gồm cả công cụ pháp lý quốc tế cũng khó có thể phủ quyết quyền sở hữu tuyến đường biển Bắc của Nga.

Huy Vũ
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.