Chuyên mục
Học giả Mỹ: Crimea của Nga là điều không thể thay đổi
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Học giả Mỹ: Crimea của Nga là điều không thể thay đổi

Thứ sáu 08/11/2019 07:47 GMT + 7
Theo một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, phương Tây cuối cùng cũng sẽ phải công nhận bán đảo Crimea là của Nga và bình thường hóa quan hệ với Moscow.

Cây cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch nối bán đảo Crimea với lãnh thổ Nga.

Crimea đã tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào lãnh thổ Nga vào mùa xuân năm 2014, sau cuộc chính biến trên quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev của Ukraine, lật đổ chính quyền hợp hiến của ông Viktor Yanukovych, dựng lên chính quyền mới thân phương Tây.

Trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3/2014, hầu hết cư dân trên báo đảo ủng hộ tách khỏi Ukraine và trở thành một phần của Liên bang Nga. Tuy nhiên, Kiev và phương Tây không công nhận kết quả bỏ phiếu, mặc dù thực tế là cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và hợp pháp.

Giới lãnh đạo Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng cư dân bán đảo Crimea, theo một cách dân chủ nhất, đã tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, để bỏ phiếu ủng hộ sự thống nhất với Nga. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, bán đảo đã trở thành một phần lãnh thổ lịch sử “không thể tách rời của Nga”, vấn đề Crimea đã "hoàn toàn khép lại".

Kể từ đó, bất chấp sự phản đối của Washington và Kiev, bán đảo đã được nhiều phái đoàn nước ngoài đến thăm. Vào tháng 3 năm nay, lễ kỷ niệm đã được tổ chức trên bán đảo để vinh danh kỷ niệm 5 năm thống nhất với Nga.

Đại diện của phái đoàn Đức đã đến thăm và tuyên bố rằng những hình dung về Crimea được truyền bá bởi phương Tây là không đúng với thực tế, đồng thời kêu gọi chính quyền các nước phương Tây thừa nhận ý nguyện của nhân dân bán đảo Crimea và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga, thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Moscow.

Đặc biệt là vào tháng 9 năm nay, một phái đoàn Mỹ bao gồm các thành viên của Trung tâm Sáng kiến Dân sự Hoa Kỳ đã đến thăm Crimea, trong chuyến nghiên cứu để đánh giá những thay đổi ở bán đảo trong 5 năm qua. Chương trình của chuyến thăm bao gồm việc đến thăm tới một số thành phố trên bán đảo.

Sau chuyến đi, phái đoàn Mỹ đã nêu bật những ấn tượng tốt đẹp của họ về bán đảo. Một thành viên của Trung tâm Sáng kiến Dân sự Hoa Kỳ, ông Jeffrey Robinson đã nói rằng, chuyến đi đến Crimea để lại cho ông trải nghiệm khó quên và gọi khu vực này là “nơi đẹp nhất trên thế giới”.

Không ít chính khách phương Tây đã kêu gọi thừa nhận Crimea của Nga

“Chúng tôi rất vui mừng khi đến bán đảo của Nga. Mỗi thành viên trong phái đoàn có thể tự tin nói rằng Crimea là nơi đẹp nhất trên thế giới. Khu vực này rất giàu di sản lịch sử” - ông Robinson bày tỏ cảm nghĩ.

Nhà hoạt động xã hội Hoa Kỳ này nhấn mạnh rằng, sau khi trở về nước, phái đoàn sẽ truyền đạt tới công chúng Mỹ toàn bộ sự thật về những gì họ thấy ở vùng đất này và mời mọi người ghé thăm Crimea để thấy sự thật về những gì các nhà hoạt động của Mỹ đã trải nghiệm.

Bình luận về vấn đề này, cựu nhân viên cơ quan ngoại giao Mỹ Dennis Ortblad đã có bài viết trên tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (National Interest) của Mỹ.

Theo ông, việc Mỹ công nhận về tình trạng pháp lý Crimea thuộc về Nga là một trong những điểm chính trên con đường cải thiện quan hệ giữa Moscow và phương Tây. Đây là một thực tế mà trước sau gì Mỹ và các nước châu Âu cũng phải thừa nhận.

Theo ông, trước đây Washington sử dụng các biện pháp trừng phạt để buộc kẻ thù phải thỏa hiệp, nhưng các biện pháp cô lập về chính trị, ngoại giao; cấm vận về hợp tác quân sự và trừng phạt về kinh tế đối với Nga không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Ortblad cho rằng việc công nhận Crimea của Nga là hợp lý. Ông lưu ý rằng trước đây, bán đảo này vốn thuộc về Nga; do đó, đại đa số người dân nơi đây luôn luôn nói tiếng Nga, mang bản sắc văn hóa dân tộc Nga. Ngoài ra, Nga và Crimea cũng có chung một cội nguồn lịch sử.

Ông cũng nêu thêm một vài bước đi sẽ giúp cải thiện và thiết lập lại quan hệ giữa phương Tây và Moscow, bao gồm việc nối lại đàm phán kiểm soát vũ khí, tăng cường các chương trình trao đổi sinh viên và xem xét lại vai trò của NATO trong mối quan hệ với Nga.

Toàn Thắng
Nguồn: baodatviet.vn
32 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.