Chuyên mục
Các đồng minh tách rời khỏi Mỹ: Iran nói không sai
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Các đồng minh tách rời khỏi Mỹ: Iran nói không sai

Thứ ba 02/07/2019 05:30 GMT + 7
EU đang ngày càng cho thấy có những biểu hiện bất đồng với chính mình, và mâu thuẫn sâu sắc với đồng minh Mỹ.

Dấu hiệu cho thấy sự bất đồng, mâu thuẫn rõ ràng nhất của liên minh châu Âu (EU) là các nước thành viên không đạt được thống nhất trong cuộc bầu cử vị trí lãnh đạo cho EU.

Hội nghị Thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) hôm 1/7 đã phải dừng lại giữa chừng khi lãnh đạo các nước không đạt được sự nhất trí về việc chấp thuận 4 vị trí cao nhất gồm Chủ tịch EC, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Nghị viện châu Âu và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU.

Khả năng cao nhất cho người giữ vị trí Chủ tịch EC là Frans Timmermans, ứng cử viên thuộc Đảng Xã hội (Hà Lan), người sẽ thay thế ông Jean-Claude Juncker. Đại diện đến từ Hà Lan được hàng loạt các nước châu Âu giàu có ủng hộ như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ...

Nhưng ngược lại, ứng cử viên này đã vấp phải sự phản đối gay gắt được đánh giá là bất ngờ từ Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia,... Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo EU "đoàn kết và chấm dứt phân rã".

Cuộc họp Thượng đỉnh EU đã phải dừng lại giữa chừng và chờ đến phiên họp tiếp theo ngày 2/7 vì các mâu thuẫn giữa các thành viên.

Trong khi đó, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đánh giá tiến trình lựa chọn các vị trí lãnh đạo của EC "phức tạp đến không tưởng" khi có "quá nhiều bè phái," đồng thời hạ thấp khả năng các nước sẽ đạt được nhất trí trong ngày 2/7. Ông cho biết thậm chí một số nhóm chính trị vẫn tồn tại sự chia rẽ nội bộ.

Tương tự, Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic cho biết vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra trong các cuộc đàm phán nước rút giữa lãnh đạo EU về việc lực chọn các vị trí hàng đầu trong khối. Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh "mọi thứ vẫn chưa giải quyết xong" và nói thêm rằng các cuộc thương thảo đã đổ vỡ do lãnh đạo các nước đã "quá mệt" để có thể tiếp tục tranh luận thêm.

Mâu thuẫn trong nội bộ EU không phải bây giờ mới nảy sinh. Thực tế, đã bắt đầu hình thành hai phe trong nội bộ liên minh thành công nhất thế giới này, bao gồm một phe được Đức-Pháp lãnh đạo với tham vọng đưa EU trở lại với vị thế một trong những thế lực của thế giới và tự chủ hơn trước các kiểu tiếp cận mang ý nghĩa chư hầu từ phía Mỹ. Nhóm còn lại được cho là chịu ảnh hưởng sâu sắc của Mỹ và không muốn một châu Âu đối đầu như vậy. Nhóm này trước đây được lãnh đạo bởi Anh, nhưng bản thân London đã đề đạt và rút khỏi EU trong một khuôn khổ Brexit.

Mâu thuẫn của EU còn xuất phát từ việc họ sẽ tiếp tục trừng phạt Nga theo yêu cầu của Mỹ, hay từ chối Mỹ và quay lại mối quan hệ với Nga để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế toàn khối. Tại hội nghị Thượng đỉnh EU hồi tháng 6, các nhà lãnh đạo đã bàn bạc về luận điểm "cần Nga hay cần Ukraine"?

Và còn nhiều chỉ dấu trước đó nữa cho thấy các quan điểm của EU đang ngày càng xa Mỹ, từ việc họ muốn thành lập quân đội chung châu Âu tách rời NATO, không tăng chi phí quốc phòng NATO, đồng thời rời xa Mỹ trong các vấn đề khủng hoảng Venezuela, Iran...

Riêng trong năm 2018, nửa đầu năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cố vấn an ninh John Bolton, và cả Tổng thống Donald Trump đã không ít lần tới châu Âu để giải quyết những mâu thuẫn, những dấu hiệu tách rời của EU đối với quan điểm của Mỹ.

Kết quả của những chuyến thăm thú, bàn bạc này, EU ngày càng chia rẽ và hình thành hai thế lực trong liên minh châu Âu, có thể tóm gọn lại thành nhóm thân Mỹ và nhóm tự chủ.

Frans Timmermans, ứng cử viên chức Chủ tịch EC được Đức, Pháp ủng hộ, nhưng đang bị nhiều nước EU từ chối.

Ngày 1/7, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif chia sẻ: "Công cụ Hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) mà các cường quốc châu Âu thiết lập để giúp Iran giảm bớt những tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ gặp nhiều hạn chế khi vận hành, song điều này cho thấy sự ngăn cách trong quan hệ giữa Washington và các nước đồng minh.

Cơ chế này không đáp ứng các yêu cầu của Tehran hoặc nghĩa vụ của các nước châu Âu, song INSTEX lại có giá trị chiến lược phản ánh những đồng minh thân cận nhất của Mỹ đang tách rời khỏi Mỹ trong các mối quan hệ kinh tế. Đây là những hậu quả lâu dài mà cách hành xử của Mỹ đã gây ra và Washington đang phải gánh chịu".


Pháp và Đức đã bắt đầu khởi động INSTEX hồi tháng 1/2019 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran. INSTEX là lời đảm bảo cho EU vẫn đồng hành và sát cánh với Iran trong việc duy trì thỏa thuận JCPOA.

Tuy nhiên, dù INSTEX đã ra đời nhưng chưa đi vào hoạt động cũng đã thể hiện được bản chất thật sự của nội bộ EU và mối quan hệ EU-Mỹ vào lúc này. INSTEX là một "công cụ" minh chứng rõ ràng nhất cho ý chí thoát Mỹ và quan điểm thượng tôn lợi ích của EU.

Đỗ Tú
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.