Chuyên mục
Cả chục người VN đã đặt mua Maybach S600 hơn 9,6 tỉ đồng
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Người ta có tiền thì người ta mua ,tiền mồ hôi nước nước làm ra chứ có xin ai đâu mà báo bình luận khó nghe vậy ,sang...
quanh di quan lai toan tien ngan hang...bi quay vong rut ra mua xe xin roi vung tien mua sam ko tiec tay...co thay dai...
thời buổi khó khăn. thế giới đang quan tâm đến vấn đề an ninh. biên giới. chính trị kinh tế.khắc phục làm sao để mọi...

Cả chục người VN đã đặt mua Maybach S600 hơn 9,6 tỉ đồng

Thứ sáu 02/01/2015 17:58 GMT + 7
Đại diện Mercedes Benz Việt Nam cho biết hiện đã có hơn 10 đơn hàng đặt mua Mercedes Maybach S600 phiên bản mới nhất, giá hơn 9,6 tỉ đồng/chiếc.  

Nội thất khó cưỡng của chiếc Mercedes Maybach S600, có giá hơn 9,6 tỉ đồng tại Việt Nam - Ảnh:Bloomberg

Hiện tại, chiếc Mercedes Maybach S600 đã có mặt tại nhà máy Mercedes Benz Việt Nam để sẵn sàng cho sự kiện ra mắt "chiếc xe sang được hồi sinh" này vào đầu tháng 2-2015 trên toàn cầu.

Về đến Việt Nam, chiếc S600 Maybach có giá hơn 9,6 tỉ đồng này (bao thuế). Trong khi đó, theo Bloomberg, xe sang nhất của Mercedes tại châu Âu có giá 166.700 USD/chiếc, tương đương 3,6 tỉ đồng (đã bao gồm thuế). 

Mercedes Benz Việt Nam cho biết đây là dòng xe sang, hạn chế người dùng nên trong năm 2015 chỉ nhận 50 đơn hàng cho chiếc xe hứa hẹn sẽ khiến hai đối thủ Rolls-Royce và Bentley "đau đầu" này.

S600 Maybach có chiều dài cơ sở nhình hơn 30,5cm so với mẫu S-CLass tiêu chuẩn. Hãng Mercedes trang bị trên chiếc Maybach "nhiều chi tiết độc quyền" khắc họa tham vọng dẫn đầu phân khúc xe sang của Mercedes. 

Vào năm 2002, Mercedes đã từng thất bại trong nỗ lực đưa dòng xe Maybach những năm 1930 trở lại thị trường như một thương hiệu độc lập, và phải "hoãn binh" đến hơn một thập kỷ sau.

Nay Mercedes sử dụng Maybach để xẻ khách nhà giàu ở châu Á với Rolls-Royce thuộc BMW và Bentley thuộc Volkswagen (Đức).

Tạp chí Nikkei Asia Reviews (Nhật Bản) số cuối năm 2014 nhận định, thị trường xe hơi ở Việt Nam đang "gặp thời" nhờ lãi suất và lạm phát thấp, cùng với nhu cầu tiêu dùng của nhóm dân số giàu tăng vọt. 

Cũng theo Nikkei Asia Reviews, Việt Nam đang được Mercedes-Benz xếp vào top thị trường châu Á phát triển nhanh nhất của hãng, với doanh số hơn 1.100 xe trong nửa đầu năm 2014 - con số ấn tượng nhất kể từ khi hãng xe Đức gia nhập thị trường này.

Chỉ riêng trong tháng 10, Mercedes bán kỷ lục 200 chiếc cho khách hàng Việt Nam, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 50% trong năm tài chính 2014.

Nội thất sang trọng - Ảnh: Beninsider



Chuyện cũ: Maybach 62 xôn xao Việt Nam một thời

Cuối năm 2006, thị trường xe Việt Nam xôn xao khi các nhà chức trách cho biết số thuế mà ông Trần Bội Tài - Việt kiều Mỹ hồi hương - sẽ phải nộp cho chiếc xe Maybach 62 (năm chỗ ngồi do Đức sản xuất năm 2004) do ông nhập khẩu theo hai tờ khai hải quan ngày 24-11 là 112.000 USD (khoảng 1,79 tỉ đồng).

Cục Hải quan TP.HCM cho biết chiếc Maybach 62 được áp dụng chính sách thuế dành cho Việt kiều hồi hương có tài sản di chuyển, do vậy không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng mà chỉ phải chịu một loại thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuế suất là 50%.

Do xe nhập khẩu phi mậu dịch, không có hợp đồng nhập khẩu, hải quan căn cứ vào các thông tin và đã xác định trị giá tính thuế chiếc xe này là 224.000 USD và thuế phải nộp là 112.000 USD (được tính như sau: trị giá tính thuế là 224.000 USD x 50% thuế TTĐB).

Như vậy, với giá trị xe là 224.000 USD cộng với thuế TTĐB là 112.000 USD, tính ra chiếc xe này chỉ vào khoảng 336.000 USD (khoảng 5,4 tỉ đồng).

Chiếc xe đắt đỏ này sau đó gặp sự phản ứng gay gắt từ dư luận khi cho rằng việc tiêu tiền tỷ vào những chiếc xe sang là hoang phí, chơi ngông vì những chiếc Maybach 62 lúc đó nhập về Việt Nam đắt gấp đôi, gấp ba lần so với thế giới.

Tuy nhiên, đến nay những chiếc xe 18 - 20 tỉ đồng chạy nhan nhản ngoài đường phố Hà Nội, Sài Gòn không còn là chuyện lạ.

Tờ tạp chí kinh tế Nhật Bản - Nikkei Asia Reviews mới đây nhận định năm 2014 xe sang bán tốt và đẩy mạnh sự hiện diện ở Việt Nam.

Theo đó, Rolls-Royce (Anh) mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội hồi tháng 8, theo sau là Bentley (Anh) tháng 10 và Lamborghini (Ý) gia nhập thị trường này vào cuối năm 2014.  

H.NHỰT

Viễn cảnh ôtô Việt Nam 2015: mừng mà lo

Ngành xe hơi ở Việt Nam đang "gặp thời" nhờ lãi suất và lạm phát thấp, cộng thêm nhu cầu tiêu dùng của nhóm dân số giàu tăng vọt.  

Tháng 8-2014, Rolls-Royce mở showroom Việt Nam đầu tiên của mình tại Hà Nội - Ảnh: Nikkei Asia Reviews

Tuy vậy, "đau đớn" nhất là các nhà sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu, trong bối cảnh Đông Nam Á xóa sổ thuế nhập khẩu xe vào năm 2018.

Nhu cầu "lên đời" gia tăng 

Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2014, doanh số ôtô toàn khu vực giảm 10,3% còn 2,65 triệu chiếc theo Liên đoàn Ôtô Đông Nam Á. Sản xuất trong khu vực cũng giảm 10,7% còn 3,35 triệu xe so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nhu cầu "lên đời" xe 4 bánh của người dân Việt Nam vẫn tăng mạnh. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết đã có hơn 121.600 xe hơi bán ra trong 10 tháng đầu năm 2014 - tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. VAMA đã tăng dự báo doanh số cả năm 2014, tính luôn xe nhập khẩu, từ 130.000 lên 145.000 chiếc.

Trường Hải Auto dẫn đầu thị trường với doanh số 10 tháng đầu năm 2014 đạt 33.000 chiếc - tăng 50%, Toyota xếp sau với 32.000 xe - tăng 20%. Các thương hiệu ngoại nhập khác như BMW hay Audi cũng báo cáo tăng trưởng doanh số.

Nikkei Asia Reviews nhận định việc xe nhập gia tăng vào Việt Nam có thể gây tổn thương cho các hãng địa phương - vốn tụt hậu so với các đối thủ ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia cả về quy mô lẫn độ phức tạp. Họ ước tính xe nhập hiện chiếm khoảng 25% thị trường Việt Nam và tiếp tục đà tăng trong 2 năm qua.

Kim ngạch xe nhập khẩu của Việt Nam đạt 1,23 tỉ USD trong 11 tháng năm 2014, dự báo lập kỷ lục 1,5 tỉ USD khi kết thúc tháng 12-2014 - tăng hơn gấp đôi so với 709 triệu USD của năm 2013, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Đa số xe nhập đều được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước phương Tây. Sau 9 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc xuất khẩu 8.388 xe vào Việt Nam - gấp đôi năm 2013.

Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế đồng yen mất giá, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đã giúp sedan Toyota Vios - chủ yếu nhắm vào các thị trường mới nổi châu Á - giành được sự quan tâm của nhóm khách hàng trung lưu.

Việt Nam cũng là thị trường châu Á phát triển nhanh nhất của Mercedes-Benz, với doanh số hơn 1.100 xe trong nửa đầu năm 2014 - con số ấn tượng nhất kể từ khi hãng gia nhập thị trường này.

Chỉ riêng trong tháng 10, Mercedes bán kỷ lục 200 chiếc cho khách hàng Việt Nam, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 50% trong năm 2014.

Nhờ đường sá cải thiện, các dòng xe thể thao đa dụng nhỏ cũng trở nên thông dụng hơn. Gần đây, Ford Việt Nam tung ra dòng SUV compact EcoSport và nay đang là 1 trong những chiếc xe bán chạy nhất của hãng.

Ngay cả xe sang cũng bán tốt và đẩy mạnh hiện diện: Rolls-Royce mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội hồi tháng 8, theo sau là Bentley tháng 10 và Lamborghini hứa hẹn sẽ sớm gia nhập thị trường này.

Mẫu Rolls-Royce Ghost SWB mới giá khởi điểm 17 tỉ đồng (794.300 USD) và hiện đang có 120 chiếc Rolls-Royce đăng ký tại Việt Nam. Hãng cho biết model được ưa chuộng nhất là Phantom 25 tỉ đồng - chiếm 60% doanh số gần đây.

Nhà sản xuất ngoại nở nồi, trong nước teo tóp

Trong khi đó, các nhà sản xuất trong nước đang lo ngại về Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - một phần trong kế hoạch mở rộng của Cộng đồng kinh tế ASEAN - sẽ có hiệu lực vào năm 2018, cho phép xóa bỏ thuế quan nhập khẩu ôtô toàn khu vực.

Bất chấp lời kêu gọi của Chính phủ, Nikkei Asia Review dự báo nhiều nhà sản xuất xe địa phương có thể sẽ chọn cách rút lui hơn là cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia sản xuất khổng lồ khác như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Cả 3 quốc gia này đều sản xuất hơn 3 triệu xe trong năm 2014, trong khi nhà sản xuất Việt Nam chỉ có 97.430 xe.

CHÂU LUÂN (Theo Nikkei Asia Reviews)
Nguồn: Tuổi trẻ
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.