Chuyên mục
Tiềm lực của bà con Việt kiều còn rất lớn
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tiềm lực của bà con Việt kiều còn rất lớn

Thứ ba 23/09/2014 06:14 GMT + 7
Từ lúc vài trăm triệu USD ban đầu, đến năm 2013, lượng kiều hối bà con gửi về là hơn 11 tỷ USD, chiếm trên 10% tỷ lệ GDP của đất nước.

Việt Nam có hơn 4,5 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã được Hiến pháp quy định là một bộ phận không thể tách rời và là nguồn lực của dân tộc Việt Nam.

Tọa đàm “Phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, do hệ VOV5, Đài TNVN tổ chức

“Phải coi cộng đồng người Việt là một bộ phận cực kỳ quan trọng”

Trong những năm qua, bằng rất nhiều chương trình phát động kiều bào phát huy vai trò, năng lực góp phần xây dựng đất nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò gắn kết mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.


Ông Nguyễn Hoài Bắc (ảnh: Minh Hòa)
Đánh giá về vai trò gắn kết cộng đồng của Mặt trận Tổ quốc, tại buổi tọa đàm “Phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, do hệ VOV5, Đài TNVN tổ chức, ông Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều Canada) cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nơi tập trung tốt nhất, là nơi phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc tốt nhất. Đó là nơi quy tụ tất cả các tôn giáo, các tầng lớp, từ trí thức đến doanh nhân cùng một lòng hướng về Tổ quốc, một lòng xây dựng đất nước.

Đánh giá cao tinh thần của Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, ông Bắc cho rằng đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ông Bắc cũng cho rằng, trong tương lai, con số 4,5 triệu kiều bào sẽ còn tăng lên nhiều, do đó không chỉ coi đây là bộ phận quan trọng mà phải coi là một bộ phận cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Bởi trong tương lai, không chỉ coi đây là cộng đồng bà con Việt kiều mà phải coi họ là cộng đồng nói tiếng Việt ở nước ngoài.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Bắc cho rằng, MTTQ Việt Nam đã thể hiện được sự quan tâm đối với bà con Việt kiều bởi đây là một tổ chức của Nhà nước và hơn thế là một trong số ít cơ quan công quyền của Nhà nước quy tụ được nhiều nhất các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, trở thành các ủy viên của UBTW MTTQ Việt Nam, trở thành những người trực tiếp đóng góp ý kiến xây dựng đất nước.


Ông Nguyễn Tài Phương (ảnh: Minh Hòa)
Ông Nguyễn Tài Phương (Việt kiều Mỹ) cho biết, hưởng ứng các chương trình phát động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có thể nói bà con Hải Phòng ở Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung đã có rất nhiều hoạt động tích cực. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến cộng đồng người Việt ở San Francisco (Mỹ), ở London (Anh) và một số cộng đồng ở các nước Đông Âu. Có thể nói, trong các chương trình trợ giúp trẻ em nghèo, các phong trào từ thiện ủng hộ các địa phương trong nước bị ảnh hưởng bão lụt; gần đây nhất là chương trình Hướng về biển Đông, đều có sự tham gia rất tích cực và mạch mẽ của bà con Việt kiều nói chung và bà con người Hải Phòng ở nước ngoài nói riêng.

Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng, ông Phương cho biết Hội đã xây dựng nhiều chương trình nhằm hưởng ứng phong trào của Mặt trận Tổ quốc cũng như các chính sách của Đảng, Nhà nước kêu gọi bà con ở Hải ngoại tham gia đầu tư phát triển đất nước. Các chương trình được xây dựng trên tiêu chí tạo điều kiện tối đa, là cầu nối cho bà con kiều bào có điều kiện thuận lợi khi tham gia xây dựng phát triển quê hương.

Tiềm lực của bà con Việt kiều còn rất lớn

Đánh giá về nguồn lực cũng như sự đóng góp của cộng động người Việt Nam ở nước ngoài phát triển quê hương đất nước thời gian qua, ông Nguyễn Lam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, với hơn 4,5 triệu người Việt Nam sống ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 400.000 trí thức kiều bào, có thể nói sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về quê hương là rất lớn. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ra đời tạo thêm nhiều cơ hội, niềm tin lớn đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, được thể hiện ở con số hơn nửa triệu lượt người về thăm thân nhân, về đầu tư, du lịch mỗi năm; có khoảng 300-400 trí thức kiều bào thường xuyên về nước để đầu tư. Ông Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều Canada) hay ông Nguyễn Tài Phương (Việt kiều Mỹ)… là những ví dụ điển hình.


Ông Nguyễn Lam (ảnh: Minh Hòa)
Chưa kể các giáo sư nổi tiếng như Giáo sư Trần Thanh Vân, Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Ngô Bảo Châu… đã có nhiều đóng góp và quan tâm lớn để đưa nguồn lực của trí thức kiều bào về đóng góp xây dựng quê hương đất nước.

Với hơn 3.600 dự án đầu tư với số vốn lên tới 8,6 tỷ USD trong những năm qua đã cho thấy hoạt động đầu tư của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về nước có bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hàng năm, lượng kiều hối gửi về nước cũng rất lớn. Từ lúc chỉ có vài trăm triệu USD, đến năm 2013 là trên 11 tỷ USD, chiếm trên 10% tỷ lệ GDP của đất nước.

Theo ông Nguyễn Lam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng với nhiều hoạt động khác, vai trò của MTTQ đã được tăng cường, thông qua các đề án. Gần đây nhất MTTQ chủ trì cùng với Bộ Ngoại giao trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Chung tay giữ gìn bản sắc dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Đề án này sẽ được thực hiện trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo để phát huy sức mạnh trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Lam cũng cho biết, cùng với đề án này, vấn đề dạy tiếng Việt cho con em người Việt ở nước ngoài được đặc biệt quan tâm. Đây là vấn đề mấu chốt trong việc giữ được bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc và phát huy nguồn lực của người Việt ở nước ngoài./.

Thanh Hà
Nguồn: VOV
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.