Chuyên mục
Chọn bí thư kiêm chủ tịch đặc khu: Giám sát thế nào?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chọn bí thư kiêm chủ tịch đặc khu: Giám sát thế nào?

Thứ ba 01/05/2018 08:13 GMT + 7
Nhất thể hóa bí thư và chủ tịch đặc khu nhưng phải có một tổ chức mạnh bên cạnh và tổ chức ấy phải được giao quyền đầy đủ để giám sát.

Bàn tiếp về mô hình nhất thể hóa bí thư và chủ tịch đặc khu, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, một số địa phương của Việt Nam, nhất là ở cấp xã, cấp huyện đã và đang thí điểm mô hình nhất thể hóa bí thư và chủ tịch. Một số nơi báo cáo việc thực hiện mô hình này cho kết quả tốt.

Theo vị chuyên gia, phải xem yêu cầu của đặc khu thế nào mà chọn mô hình.

"Yêu cầu của đặc khu là thí điểm một mô hình mới mà anh thiết kế và tin tưởng mô hình ấy hay hơn cái cũ. Đã là thí điểm thì không thể dùng chính sách như cũ, mô hình tổ chức như cũ.

Rút kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, việc muốn có sự lãnh đạo tập trung ở đặc khu - nhất thể hóa bí thư và chủ tịch đặc khu - là đúng. Muốn có một vai trò thực quyền để làm và chịu trách nhiệm đầy đủ thì nên tập trung. Nhưng tập trung như thế phải tránh nguy cơ độc tài, lạm quyền và muốn vậy thì luật lệ phải rất rõ.

Cụ thể, về trách nhiệm cá nhân thì giao cho một người đứng đầu như đã thống nhất, nhưng HĐND đặc khu cũng phải được giao quyền đầy đủ, rõ ràng và phải là thực quyền đặc biệt quyền đó là quyền giám sát người đứng đầu. Thiết kế việc này thế nào trong luật phải ghi rõ, không thể để xảy ra  tình trạng nhân danh bí thư, chủ tịch đặc khu rồi muốn làm gì thì làm, còn HĐND đặc khu chỉ để làm vì.

Dĩ nhiên, người đảm nhận vị trí bí thư kiêm chủ tịch UBND đặc khu phải là người thực sự giỏi và chúng ta không thiếu người giỏi. Điều quan trọng nhất là luật phải chặt chẽ, rõ ràng để hễ có vi phạm là xử lý ngay.

Ở các nước đều làm được việc này, vấn đề là thể chế, luật lệ của họ rõ ràng và ai làm sai sẽ bị xử lý luôn. Còn ở Việt Nam, điểm khó là luật lệ chưa rõ ràng và muốn làm được như các nước thì điều cốt yếu đầu tiên là phải thượng tôn pháp luật", PGS.TS Nguyễn Văn Nam phân tích.

Đặc khu là nơi thí điểm một mô hình mới...

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng lưu ý cần hiểu cho đúng mô hình bí thư đảng ủy đặc khu kiêm chủ tịch UBND và sẽ do một phó chủ tịch UBND tỉnh đảm nhiệm.

Theo đó, không phải bầu một phó chủ tịch tỉnh rồi đưa sang làm bí thư, chủ tịch đặc khu.

"Nếu hiểu theo chiều từ trên xuống như vậy thì chẳng lẽ trong số những phó chủ tịch kém năng lực cứ chọn đại một người sang? Phải xử lý theo phương thức dân chủ chứ không phải theo kiểu tập trung, phải đi từ dưới lên trên chứ không phải từ trên xuống dưới.

Tất nhiên khi chọn người đứng đầu thì trên phải có ý kiến, nhưng điều quan trọng nhất phải là chọn một người xứng đáng đảm trách vị trí bí thư kiêm chủ tịch đặc khu. Sau đó, tỉnh phải cơ cấu chủ tịch đặc khu vào ghế phó chủ tịch tỉnh chứ không phải chọn một phó chủ tịch tỉnh, dù năng lực kém nhưng miễn là có chức danh ấy, rồi giao thêm cho người đó trách nhiệm làm chủ tịch đặc khu. Làm như thế chỉ phá tan đặc khu. Vấn đề ở đây không phải là chiếc ghế phó chủ tịch quyết định mà vấn đề là con người có đủ năng lực, phẩm chất làm chủ tịch đặc khu quyết định", PGS.TS Nguyễn Văn Nam chỉ rõ.

Đối với động thái của địa phương muốn xin thêm đặc quyền trong quản lý đặc khu, theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, Quốc hội đang thảo luận luật đặc khu, trong đó quy định rõ quyền của đặc khu là gì, của chủ tịch đặc khu là gì, của HĐND đặc khu là gì... Còn giờ chưa có luật, các tỉnh muốn xin thêm là việc của họ.

"Với luật đặc khu, Quốc hội cần thảo luận dân chủ, quyết định cái nào hợp lý thì đưa nào, không hợp lý thì thôi. Sau này từng tỉnh xin thêm thì đề nghị cũng phải dựa trên nền tảng luật, chỉ cụ thể hóa mà thôi.

Phải làm luật cụ thể, rạch ròi, nếu không sau này xảy ra tình trạng mỗi tỉnh lại chạy theo xin thêm một số điều nữa để rồi cuối cùng luật một đường, thực tế một nẻo.

Bên cạnh đó, cần xác định rằng, quyền là để cho đặc khu phát triển, kinh tế - xã hội phát triển, chứ không phải có quyền để tránh mọi ràng buộc, tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm. Đó là điều không thể chấp nhận được", ông Nam nhấn mạnh.

Thành Luân
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.