Chuyên mục
Thoát khỏi cái bóng hợp tác xã, nông dân Nga độc lập, tự chủ
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thoát khỏi cái bóng hợp tác xã, nông dân Nga độc lập, tự chủ

Thứ ba 26/07/2016 08:22 GMT + 7
Từ một nền nông nghiệp nông trang, làm ăn tập thể, nông dân Nga nay chuyển qua cơ chế độc lập, tự chủ và đã có những thành công. Đời sống nông dân ngày một tốt hơn. Những nỗ lực của chính phủ bước đầu đã được đền đáp.
 

Một nông trại chăn nuôi gia súc ở phía bắc Matxcơva. (Ảnh: New York Times)

Con đường gập ghềnh có từ thời hợp tác xã Soviet dẫn về vùng Plotskaya, nơi vài ngôi nhà kiểu hiện đại mọc lên bên cạnh những dãy chuồng trại của nông trang Liên Xô khi xưa, giờ đang xuống cấp trầm trọng.

Chuyển đổi

Cựu thành viên nông trang tập thể Sergei Fetisov và gia đình đã dần dần tích tụ được đất đai của nông trang cũ bằng cách mua lại đất của một số nông trang viên, thuyết phục số khác cùng góp đất, góp vốn làm ăn. Nay họ có khoảng vài trăm con gia súc, tự lo thức ăn cho số gia súc này, tự nuôi sống chính họ. Năm ngoái, họ cũng thu hoạch được khoảng 3.000 tấn khoai tây.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sự chuyển đổi từ giai đoạn làm ăn bao cấp sang kiểu làm ăn độc lập, tự chủ lại mất thời gian và phức tạp đến thế”, ông Fetisov nói. Ông và nhiều hàng xóm đều thuộc Cựu Tín Hữu, một nhánh của dòng Thiên chúa Chính thống Nga từng bị chính quyền phân biệt đối xử. Việc chung tôn giáo cũng là động lực giúp họ hợp tác làm ăn.

Nhưng ông nói họ tự nỗ lực phát triển, không trông vào hỗ trợ của chính phủ. “Mọi việc cho đến nay là tốt đẹp, nhưng tôi lo lắng về tính ổn định lâu dài. Nhưng dù có điều gì xảy ra, ở đây chúng tôi vẫn đang tự cung tự cấp. Chúng tôi đã tái thiết ngôi làng này và chúng tôi sẽ tiếp tục ở đây. Đối với chúng tôi, làm nông nghiệp là một cách sống, chứ không phải là một nghề kiếm sống”, ông nói.

Nhưng đối với Andrei Davidov, nông nghiệp là một công việc kinh doanh. Cựu quân nhân thời Liên Xô này bắt đầu khởi sự trang trại gia súc của ông trên một khu đất hoang 25 năm trước, do vậy ông không phải đối mặt với bất cứ vấn đề nào về thủ tục hay sự chuyển đổi cơ chế như các nông trang tập thể.

Một lần sang Mỹ vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, tiếp xúc với một số chủ trang trại tốt bụng, Davidov đã thấy một cơ hội làm ăn nơi quê nhà. Bây giờ ông có trong tay khoảng 150 con bò giống Hereford. Ông tự giết thịt, cung cấp cho một số hệ thống siêu thị, nhà hàng trong thành phố Kaluga gần đó và có một cuộc sống sung túc. “Công việc của tôi rất tốt, tôi đang thấy rất thoải mái”, ông nói.

Trước đây, thời Liên Xô, hầu như mọi loại thịt làm món bit-tết đều được lấy từ bò sữa. Một con bò sữa già, không còn khai thác sữa được nữa mới được chuyển qua lò mổ. Vì thế, nuôi bò thịt là công việc tương đối mới mẻ ở Nga.

Tuy nhiên, nghề này đang phát triển rất mạnh. Nhưng không giống như nghề nuôi gà hay lợn, nuôi bò đòi hỏi thời gian thu hồi vốn dài và Nga vẫn còn xa trong việc tự đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

“Những gì nước này cần là 800.000 trang trại tư nhân nuôi gia súc, giống như ở Mỹ và khi đó có thể chúng tôi sẽ là một siêu cường nông nghiệp”, ông Davidov nói.

Kể từ năm 2014, Nga cấm nhập nhiều loại nông sản bao gồm gà, các loại quả hạch, thực phẩm chế biến sẵn từ Mỹ, thịt bò, thịt lợn từ Anh và quan trọng nhất là trái cây, rau, các sản phẩm từ thịt lợn, thịt bò, trứng và bơ sữa từ EU, theo trang modernfarmer.com.

Nỗ lực của chính phủ

Lệnh cấm đã khiến lạm phát tăng lên nhưng để chống lại điều này, Chính phủ Nga dựa vào hệ thống nông nghiệp nội địa bù đắp cho phần thiếu hụt từ nhập khẩu.
 

Một khu chăn nuôi nông trang tập thể bỏ hoang có từ thời Soviet (Ảnh: deviantart.net)
 
Trang web Russia Beyond the Headlines (rbth.com) nói Chính phủ Nga đã đưa ra một số chương trình thúc đẩy thu nhập cho nông dân sản xuất nhỏ, động thái có vẻ để xử lý khủng hoảng nhưng lại có tác dụng được xem là lâu dài.

Một trong những nỗ lực quan trọng của chính phủ là chương trình, thực sự được khởi động từ năm 2012, có tên Chương trình Nông dân khởi nghiệp.

Theo chương trình này, nông dân được cấp vốn từ ngân sách, trung bình khoảng 1,5 triệu ruble, chưa tới 23.000 USD. Nông dân khởi nghiệp ngay lập tức trở thành một chương trình có ảnh hưởng lớn, nhận được 30.000 đơn tham gia trong năm 2014. Tuy nhiên, kể từ khi có lệnh cấm vận qua lại giữa Nga và phương Tây, lãi suất của chương trình đã tăng lên. Trong quý đầu của năm 2015, chương trình vẫn nhận được 4.600 đơn tham gia.

Vốn hỗ trợ từ chính phủ được đổ vào nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp. 6% người đăng ký hỗ trợ vốn là dân nuôi gia súc, phần còn lại là nông dân trồng cây ăn quả, rau và ngũ cốc.

Số vốn 1,5 triệu ruble có vẻ chưa phải là nhiều nhưng trong cuộc phỏng vấn với Russia Beyond the Headlines, nhiều nông dân nói số vốn đó đã tạo ra cơ hội mở trang trại vốn trước đó họ không dám nghĩ tới. Người ta có thể dùng tiền đó mua đất, thiết bị, giúp nông dân nhanh chóng sản xuất ra lương thực, thực phẩm để đưa tới các kệ hàng trong siêu thị.

Một phần lý do chương trình này phát huy tác dụng tốt ở Nga là bởi hầu hết các trang trại ở Nga là quy mô nhỏ, trang trại cấp độ gia đình, khác với kiểu trang trại lớn, sản xuất lớn ở Tây Âu hay Mỹ. Theo Hiệp hội Trang trại Nga, hơn một nửa số trang trại ở nước này có quy mô gia đình do vậy, chỉ một lượng vốn tương đối nhỏ cũng có thể tạo ra khác biệt lớn.
     
NGUYỄN XUÂN THỦY
Nguồn: nongnghiep.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.