Chuyên mục
Nga cần làm gì để gỡ những rào cản kinh tế từ phương Tây?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga cần làm gì để gỡ những rào cản kinh tế từ phương Tây?

Thứ tư 25/03/2015 10:57 GMT + 7
Việc tháo gỡ những rào cản thương mại từ các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía các nước phương Tây có lẽ đã là một trong những vấn đề đau đầu nhất với nước Nga kể từ cuối năm 2014, khi cùng với việc giá dầu sụt giảm mạnh, nó đã tạo thành một tác động kép ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Nga trong suốt những tháng vừa qua.


Một sự nối lại mối quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây là một việc có thể đem lại sự tích cực và lợi ích cho cả hai phía, nhưng khi phương Tây vẫn đang làm cao bằng cách gia hạn thêm các lệnh trừng phạt này, thì người Nga đang buộc phải đóng vai hòa giải một cách bất đắc dĩ.

Quả thực, khi nhìn lại những tiếp xúc cấp nhà nước về quan hệ thương mại giữa Nga và phương Tây sau khi các lệnh trừng phạt kinh tế được Mỹ và EU triển khai sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, thì hầu như người Nga luôn ở thế chủ động hòa giải và hàn gắn. 

Trong giai đoạn đầu sau khi các lệnh trừng phạt được ban hành, Nga là bên đầu tiên cử đại diện đến gặp các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu để bàn về việc nối lại quan hệ thương mại giữa hai bên. Khi đó, Đức vẫn còn giữ quan điểm không đồng tình các lệnh trừng phạt kinh tế vốn là ý tưởng của Washington và đã ủng hộ quan điểm duy trì quan hệ kinh tế giữa Nga và EU.

Sự nhún nhường  một cách chủ động để hàn gắn quan hệ kinh tế giữa hai bên một cách tích cực của điện Kremlin thậm chí đã khiến cho không ít những quan chức không tán thành các lệnh trừng phạt của EU phát biểu rằng họ cảm thấy xấu hổ trước sự sốt sắng của người Nga.

Moscow gần như bằng mọi kênh liên lạc, cả chính thức lẫn không chính thức, đều tỏ ý muốn những cuộc đàm phán nối lại quan hệ kinh tế giữa hai bên, từ bộ trưởng thương mại Nga đến Brussel cho đến các quan chức thương mại song phương. Nhưng có vẻ như những nhà lãnh đạo thuộc phe diều hâu của EU cũng như của Mỹ lại tưởng rằng đó là những dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt kinh tế đang phát huy tác dụng và đang buộc Nga phải xuống nước nhằm nối lại các quan hệ kinh tế càng sớm càng tốt.

 Điều này có vẻ là đúng, khi mà trong giai đoạn đầu của lệnh trừng phạt, kinh tế Nga đã đối mặt với tình trạng suy thoái khá nghiêm trọng khi mà đồng Rup có tốc độ mất giá cao và lạm phát cũng tăng vọt, thậm chí đã có lúc tưởng như Nga sẽ phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng khi mà Nga đã vượt qua được nguy cơ rơi vào khủng hoảng kinh tế và ổn định được tình hình, thì việc tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự tiếp tục duy trì sự tiếp xúc với phương Tây về việc nối lại quan hệ kinh tế giữa hai bên lại được nhìn với con mắt khác. 

Theo đó thông điệp mà điện Kremlin muốn gửi đến các nhà lãnh đạo Mỹ và EU là: một sự cắt đứt quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây không chỉ đem đến bất lợi cho Nga, mà còn là bất lợi cho phương Tây nữa, và chẳng qua là những hậu quả ấy tác động lên Nga trước khi lên EU và Mỹ mà thôi.

Sở dĩ như thế, là vì nền kinh tế Nga có một phần không nhỏ đến từ đầu tư nước ngoài cũng như việc đồng Rup của Nga có một phần giá trị neo vào giá dầu mỏ, vì thế khi giá dầu sụt giảm mạnh và một phần lớn đầu tư nước ngoài đột ngột rút khỏi thị trường Nga đã tạo thành một cú sốc đột ngột với nền kinh tế xứ sở bạch dương. 

Tác động tiêu cực này ảnh hưởng đến EU chậm hơn khi phải cần một thời gian thì những hậu quả này mới tích tụ đủ lớn để các nước EU nhận ra vấn đề. Việc EU và Nga cắt đứt quan hệ thương mại song phương khiến hàng loạt hàng hóa của EU xuất khẩu sang Nga bị đình trệ, và khi nó kéo dài trong một thời gian đủ lâu để các doanh nghiệp và nhà sản xuất châu Âu nhận ra họ đang đứng trên bờ vực phá sản thì thông điệp của điện Kremlin mới được EU nhìn nhận một cách thỏa đáng.

Chính vì các doanh nghiệp và nhà sản xuất ở phương Tây nhận thức rõ nét hơn những hậu quả tai hại do các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga gây ra, nên tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự đang bắt đầu thay đổi chiến lược trong việc tiếp cận để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này. 

Theo đó, Nga sẽ không tác động bằng con đường chính thức với các quan chức nhà nước như trước đây nữa, thay vào đó điện Kremlin đang chú ý đến những doanh nghiệp và nhà sản xuất phương Tây hơn. Một khi khiến giới doanh nghiệp hiểu rằng lợi ích của họ ở Nga đang bị đe dọa nếu như các lệnh trừng phạt này vẫn tiếp tục, thì tự họ sẽ gây sức ép lên chính phủ để dỡ bỏ những lệnh này.

Trong động thái mới nhất, các tập đoàn phần mềm phương Tây như Oracle hay Microsoft là đối tượng được Moscow nhắm đến khi tuyên bố sẽ xem xét việc cấm các tập đoàn công nghệ đã ngưng cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin cho bán đảo Crimea trong thời gian vừa qua. 

Trên thực tế tuyên bố này là không có nhiều ý nghĩa khi mà vào tháng 12.2014 tổng thống Mỹ Obama đã ký một lệnh cấm tất cả các công ty Mỹ không được cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ở Crimea, bao gồm cả các dịch vụ phần mềm, và dù có muốn thì các tập đoàn này cũng không thể cung cấp sản phẩm cho Nga được.

Các nhà phân tích cho rằng đây là một tối hậu thư mà điện Kremlin đang gửi đến các tập đoàn phần mềm, rằng nếu họ muốn duy trì lợi ích của mình ở Nga, thì họ phải tìm cách tác động lên chính phủ của mình thay vì ngồi đợi và không làm gì cả, và sẽ không có chuyện Nga chấp nhận để các tập đoàn này tiếp tục những hợp đồng béo bở của họ khi quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây được nối lại. Theo ước tính, các tập đoàn phần mềm như Oracle hay Microsoft kiếm được gần 250 triệu USD lợi nhuận mỗi năm ở Nga.

Các công ty phần mềm trên thực tế không phải là đối tượng được Moscow nhắm đến đầu tiên trong việc gây sức ép lên chính phủ Mỹ và EU để tháo gỡ các lệnh trừng phạt, các lĩnh vực trước đó nằm trong tầm mắt của tổng thống Putin và các cộng sự là nông nghiệp, đồ điện tử và các hàng xa xỉ như ô tô, nước hoa hay các sản phẩm thời trang. 

Không chỉ giới doanh nghiệp, mà giới chính trị phương Tây cũng đang lọt vào mắt của Nga khi thiệt hại từ các lĩnh vực sản xuất trong nước do các lệnh trừng phạt với Nga đang khiến phiếu bầu của các nhà chính trị này giảm hẳn đi ở các khu vực tranh cử của họ, suy cho cùng những doanh nghiệp và nhà sản xuất chẳng có lý do gì để bầu cho những người đang đưa ra các chính sách khiến việc kinh doanh của họ bị ảnh hưởng xấu. Điều này cũng buộc các nhà chính trị buộc phải tìm cách gây sức ép lên chính phủ để cải thiện tình hình nếu như không muốn bị mất phiếu bầu.

Nhàn Đàm (the The Moscow Times)
Nguồn: Một thế giới
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.