Chuyên mục
Xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm: Ai được đề nghị áp dụng nguyên tắc có lợi theo bộ luật mới?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm: Ai được đề nghị áp dụng nguyên tắc có lợi theo bộ luật mới?

Thứ năm 11/01/2018 15:22 GMT + 7
Áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội nên hành vi tham ô của ông Thanh, Khánh và 8 người khác được xét xử theo điểm a điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ 1.1.2018). 

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.

Chiều nay, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo khác đã chuyển sang phần luận tội. Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Không như 3 ngày trước đó, chiều ngày 11.1, phiên tòa bắt đầu vào xử muộn hơn 1 giờ đồng hồ. Đúng 14h30 phút, đại diện VKS đọc bản luận tội và đề nghị mức án.

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức án 14-15 năm tù. VKSND Tối cao cáo buộc ông Thăng đã có hành vi phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng", theo điều 165 Bộ luật Hình sự 1999.

Theo lời của đại diện VKS, ông Thăng bị cho rằng đã lợi dụng vị trí cao nhất của tập đoàn, dù biết PVC không đủ năng lực vẫn đề ra chủ trương, giao thầu cho công ty này. Ông chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai dẫn đến hơn một nghìn tỉ đồng bị sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, ông Thăng có nhiều thành tích nên có thể xem xét mức án.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT PVC, bị đề nghị 13-14 năm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và chung thân tội “Tham ô tài sản”. Tổng mức hình phạt bị cáo Thanh bị đề nghị là chung thân...

Đại diện VKS nhận định, bị cáo Thanh đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC trái pháp luật để PVC nhận và sử dụng trái pháp luật tiền tạm ứng, gây thiệt hại kinh tế. Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ đạo cấp dưới rút tiền để chiếm đoạt, trong đó chiếm hưởng 4 tỉ đồng. “Cả 2 tội bị cáo phạm vào đều đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo bỏ trốn, không thành khẩn, quanh co chối tội. Bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là gia đình khắc phục một phần hậu quả. Tuy vậy, vẫn phải xử lý nghiêm bị cáo theo quy định của pháp luật” – người giữ quyền công tố nói về Trịnh Xuân Thanh.

Theo đại diện của VKS, việc VKSND Tối cao truy tố các bị cáo tội “Cố ý làm trái…” và “Tham ô tài sản” là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Vị đại diện này nói thêm, thực hiện Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ nghị quyết 41 ngày 20.6.2017 về việc áp dụng BLHS 2015 theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội thì hành vi “Tham ô tài sản” của các bị cáo trong vụ án được áp dụng theo Điểm a, Khoản 4, Điều 353 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2016, có hiệu lực thi hành ngày 1.1.2018.

VKS đề nghị: Bị cáo Đinh La Thăng 14-15 năm tù, Trịnh Xuân Thanh tù chung thân

Chiều 11-1, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và bị cáo Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) chuyển sang phần luận tội.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa nhận định, bị cáo Đinh La Thăng đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái quy định để bị cáo Trịnh Xuân Thanh sau đó rút tiền tạm ứng chi tiêu sai mục đích. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày, thông qua việc chi tạm ứng, PVC đã rút tiền của PVN tạm ứng, chi sai mục đích 1.115 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 119 tỷ đồng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cùng bị cáo Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng. Bị cáo Thanh quyết định sử dụng 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ  đồng.

Bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV PVN.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương và cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo đều khai nhận như trên. Riêng bị cáo Đinh La Thăng không thừa nhận cáo buộc chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng số 33 trái quy định, cho rằng trách nhiệm là thuộc cấp dưới. Bị cáo chỉ thừa nhận trách nhiệm của người đứng đầu nhưng chưa kiểm tra, giám sát thường xuyên công việc.

Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu đã thu thập được, căn cứ vào lời khai của các bị cáo, lời khai của nhân chứng, người liên quan, và các bằng chứng khác có trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở kết luận bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm đã phạm tội như cáo trạng truy tố.

Tương tự, bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ thừa nhận hành vi cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và không không thừa nhận hành vi chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ rút tiền ăn chia cá nhân. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của các bị cáo khác, lời khai của nhân chứng, các tài liệu chứng cứ khác và chữ ký của bị cáo trong các hồ có đủ cơ sở khẳng định Trịnh Xuân Thanh phạm tội “Tham ô tài sản”.

Đại diện VKS khẳng định, việc truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Xét tính chất vụ án, đại diện cơ quan truy tố xác định, vụ án xảy ra tại PVN và PVC là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm.

Các bị cáo chủ yếu là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia, trong đó có Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Thế nhưng vì những động cơ khác nhau và bao trùm lên đó là lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, các bị cáo vẫn thực hiện các hành vi phạm tội.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC.

Hậu quả của vụ án không chỉ gây thiệt hại cho đồng vốn Nhà nước, xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước mà còn gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác đối với xã hội. Do đó, cần phải áp dụng những mức hình phạt nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội mà các bị cáo gây ra.

Các mức án đại diện VKS đề nghị cụ thể là:

Nhóm bị cáo phạm tội cố ý làm trái quy định Nhà nước:

1. Đinh La Thăng (SN 1960) - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) bị đề nghị xử phạt tuyên 14-15 năm tù.

2. Trịnh Xuân Thanh (SN 1966) - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) bị đề nghị áp dụng từ 13-14 năm tù và bị đề nghị xử phạt tù chung thân về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh là tù chung thân. 

3. Phùng Đình Thực (SN 1954) - nguyên Tổng giám đốc  PVN bị đề nghị xử phạt từ 12-13 năm tù.

4. Nguyễn Quốc Khánh (SN 1960) - Nguyên Phó tổng giám đốc PVN bị đề nghị xử phạt từ 10 – 11 năm tù.

5. Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) - nguyên Phó tổng giám đốc PVN bị đề nghị xử phạt từ 10 – 11 năm tù.

6. Vũ Đức Thuận (SN 1971) - nguyên Tổng giám đốc PVC bị đề nghị xử phạt từ 8-9 năm tù và từ 18-19 năm tù về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh là từ 26 – 28 năm tù.

7. Ninh Văn Quỳnh (SN 1958) - nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN bị đề nghị xử phạt từ 10-11 năm tù.

8. Lê Đình Mậu (SN 1972) - nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN bị đề nghị xử phạt từ 7-8 năm tù.

9. Vũ Hồng Chương (SN 1953) - nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2 bị đề nghị xử phạt từ 2 – 3 năm tù (hưởng án treo).

10. Trần Văn Nguyên (SN 1979) - nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 bị đề nghị xử phạt từ 2 – 3 năm tù (hưởng án treo).

11. Nguyễn Ngọc Quý (SN 1953) - nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC bị đề nghị xử phạt từ 8-9 năm tù.

12. Nguyễn Mạnh Tiến (SN 1966) - nguyên Phó tổng giám đốc PVC bị đề nghị xử phạt từ 7-8 năm tù.

13. Phạm Tiến Đạt (SN 1979) - nguyên Kế toán trưởng PVC bị đề nghị xử phạt từ 6-7 năm tù.

14. Trương Quốc Dũng (SN 1982) - nguyên Phó Tổng giám đốc PVC bị đề nghị xử phạt từ 17-18 tháng tù.

Nhóm bị cáo phạm tội tham ô tài sản:

15. Nguyễn Anh Minh (SN 1977) - nguyên Phó Tổng giám đốc PVC bị đề nghị xử phạt từ 18-19 năm tù.

16. Bùi Mạnh Hiển (SN 1976) - nguyên Chánh Văn phòng PVC bị đề nghị xử phạt từ 13-14 năm tù.

17. Lương Văn Hòa (SN 1980) - nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, thuộc PVC bị đề nghị xử phạt từ 13 – 14 năm tù.

18. Nguyễn Thành Quỳnh (SN 1973) - Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng) bị đề nghị xử phạt từ 8-9 năm tù.

19. Lê Thị Anh Hoa (SN 1979) - Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa bị đề nghị xử phạt từ 30 – 36 tháng tù (hưởng án treo).

20. Nguyễn Đức Hưng (SN 1983) - nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban điều hành Vũng Áng - Quảng Trạch bị đề nghị xử phạt từ 30-36 tháng tù (hưởng án treo).

21. Lê Xuân Khánh (SN 1976) - nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch bị đề nghị xử phạt từ 30 – 36 tháng tù (hưởng án treo).

22. Nguyễn Lý Hải  (SN 1964) - Nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch bị đề nghị xử phạt từ 30 – 36 tháng tù (hưởng án treo).

Trịnh Tuyến

CAO NGUYÊN
Nguồn: laodong.vn, anninhthudo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.