Chuyên mục
Thảm sát 6 người ở Bình Phước: Tại sao Nguyễn Hải Dương không bỏ trốn?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thảm sát 6 người ở Bình Phước: Tại sao Nguyễn Hải Dương không bỏ trốn?

Chủ nhật 12/07/2015 13:53 GMT + 7
Có thể Nguyễn Hải Dương quay lại đám tang để đốt cho người yêu cũ và gia đình một nén nhang tạ tội, xin sự thứ tha từ những người đã khuất.


Nguyễn Hải Dương và nạn nhân Linh ngày còn yêu nhau

Một lãnh đạo của Cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, việc Nguyễn Hải Dương, nghi phạm chính trong vụ 'thảm sát 6 người ở Bình Phước' đến đám tang các nạn nhân là để nghe ngóng tình hình, dò la tin tức về kết quả điều tra, để tìm hiểu xem cơ quan chức năng đã thu thập được những tài liệu, dấu vết, chứng cứ gì, hướng điều tra... từ đó tìm cách đối phó.
 
Video: Bộ Công an trả lời những câu hỏi của báo chí xung quanh vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước (phần 1)
 
 
Video: Bộ Công an trả lời những câu hỏi của báo chí xung quanh vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước (phần 2)

Cũng theo vị lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự, đám tang và hiện trường là nơi có nhiều thông tin để nghe ngóng nhất.

Sau khi gây án bất kỳ tội phạm nào cũng lo lắng, bất an, sợ bị phát hiện, do đó sẽ tìm mọi cách để đối phó. Thường thì hung thủ sẽ bỏ trốn, nhưng trong trường hợp này, Nguyễn Hải Dương không bỏ trốn vì đã tính toán kỹ, nếu bỏ trốn thì chắc chắn công an sẽ đưa Dương vào loại đối tượng nghi can số 1. Vì Dương có quan hệ tình cảm với con nạn nhân, có quan hệ thân thiết với gia đình nạn nhân, và nhiều người biết được mối quan hệ này, dĩ nhiên cơ quan điều tra cũng nắm được mối quan hệ này. Nếu bỏ trốn thì chẳng khác nào Nguyễn Hải Dương tự đưa mình vào diện đối tượng tình nghi cao nhất.
 

Người dân đưa tiễn 6 nạn nhân vụ thảm sát

Vì thế lý do thứ hai Dương quay lại hiện trường và dự đám tang là để tránh sự hoài nghi của mọi người. Dương cố gắng làm mọi việc như bình thường, khóc thương khi đến dự đám tang như một người thân của gia đình. Điều này cho thấy Nguyễn Hải Dương là một đối tượng tương đối vững vàng về tâm lý, có suy nghĩ tính toán cẩn trọng trước và sau khi gây án.

Khi mới bị bắt, Dương đưa ra nhiều lý lẽ để chối tội. Nhưng cho dù tội phạm có chuẩn bị kỹ đến đâu, đối phó giỏi thế nào thì cũng không thể thoát khỏi lưới pháp luật, đặc biệt đối với những vụ án gây câm phẫn trong dư luận như thế này thì hung thủ sẽ nhanh chóng bị bắt giữ và cúi đầu nhận tội.

Ngoài ra, xét về tâm lý chung của con người thì dù cho tội phạm có ra tay độc ác đến đâu thì từ sâu thẳm trong con người vẫn còn lại chút tình, xót xa, ân hận, giằng xé nội tâm là điều không thể tránh khỏi.

Nên có thể Nguyễn Hải Dương quay lại đám tang để đốt cho người yêu cũ và gia đình một nén nhang tạ tội, xin sự thứ tha từ những người đã khuất.

Với sự vào cuộc của các lực lượng, sự quyết tâm của các cơ quan chức năng, và sự hỗ trợ nhiệt tình của quần chúng nhân dân thì bọn thủ ác chắc chắn bị sa lưới.

Cơ quan điều tra luôn có đủ lực lượng, công cụ, phương tiện để truy xét, làm rõ hành vi phạm tội của các hung thủ, mà việc phá án nhanh chóng vụ "thảm sát 6 người ở Bình Phước" là một minh chứng mạnh mẽ.

Thảm sát 6 người ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương từng dặn Vũ Văn Tiến 'khai sẽ chết'

Trước khi đi, Dương còn dặn Tiến: “Nếu mày muốn sống thì mày không được nói chuyện này với ai, dù có bị công an bắt cũng không được khai, mày khai là sẽ chết”.


Vũ Văn Tiến cùng các tang vật gây án bị thu giữ

"Dù có bị công an bắt cũng không được khai"

Một trinh sát trực tiếp tham gia phá án thuật lại kết quả điều tra bước đầu để công an có thể nhanh chóng phá vụ thảm án kinh hoàng này.

Theo đó, Nguyễn Hải Dương (quê An Giang) và Vũ Văn Tiến (quê Thanh Hóa, cùng 24 tuổi) là bạn thân ở chung phòng trọ tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn (TP.HCM), đều chưa có tiền án tiền sự. Trưa 6.7, Dương rủ Tiến đi nhậu cùng vài người bạn ở Gò Vấp, sau đó những người này sang Q.12 uống cà phê. Tại đây, Dương rủ Tiến tới nhà ông Mỹ đòi nợ, nếu đòi được nợ (theo Dương là hơn 900 triệu đồng) Dương sẽ chia một khoản lớn cho Tiến. Dương hứa chỉ cần Tiến đi theo, còn lại Dương sẽ lo hết. Nghe vậy, Tiến đồng ý.

12 giờ ngày 6.7, Dương để điện thoại của mình ở nhà, mượn một điện thoại khác mang theo. Dương mượn chiếc xe máy của bà dì chở Tiến lên Bình Phước. Trên đường đi, Dương có nhắn tin cho Dư Minh Vỹ hẹn 2 giờ sáng (7.7) xuống mở cửa nhà cho Dương vào nhà và hứa sẽ cho Vỹ vài triệu. Khoảng 2 giờ sáng, Vỹ xuống cổng sau mở cửa cho Dương. Khi đó, Dương dụ Vỹ nói "giả vờ trói Vỹ ở đây, anh Dương vào nhà lấy tiền rồi cho em". Tuy nhiên, Vỹ không đồng ý và hét lên nên Tiến khống chế, dùng dây thắt cổ Vỹ, còn Dương đâm nhiều nhát vào người nạn nhân cho đến chết.

Sau khi giết cả gia đình ông Mỹ, Dương và Tiến cùng nhau xóa hết dấu vết rồi trở lại TP.HCM. Tại đây, Dương và Tiến bỏ dao, súng, bao tay, dây, quần áo... gây án vào 2 ba lô. Sáng cùng ngày (7.7), Tiến mượn xe một người bạn chở 2 ba lô đi vứt ở 2 bụi rậm cách nhau khoảng 500m ở ven sông Sài Gòn (cách phòng trọ khoảng 1 km). Tiến chọn địa điểm vứt ít người qua lại.

Đúng 7 giờ sáng (7.7), Tiến ở lại Hóc Môn còn Dương quay lại hiện trường để “chia buồn, thăm hỏi” như không có chuyện gì xảy ra. Trước khi đi, Dương còn dặn Tiến: “Nếu mày muốn sống thì mày không được nói chuyện này với ai, dù có bị công an bắt cũng không được khai, mày khai là sẽ chết”.


Khẩu súng mà Dương và Tiến mang theo khi gây án - Ảnh công an cung cấp

Cuộc tình giữa Dương và Linh

Một điều tra viên kể, sau khi vụ án xảy ra, cơ quan công an đã khoanh vùng đối tượng bắt đầu từ mối quan hệ của vợ chồng ông Mỹ (mối quan hệ làm ăn, gia đình, xã hội...). Qua xác minh và sàng lọc đối tượng, lấy lời khai một số cá nhân, cơ quan công an không thấy đối tượng nào nghi vấn.

Ngay từ đầu, ban chuyên án đã mời bạn trai cũ của nạn nhân Linh (con của ông Mỹ) tên M. lên làm việc. M. từng đi tù một thời gian. Trước đó Linh cùng M. trộm hơn 200 triệu đồng của vợ chồng ông Mỹ tiêu xài cá nhân. Biết chuyện, ông Mỹ kiện người này nên công an xác định có thể người này ra tay để trả thù. Tuy nhiên, mời M. lên làm việc càng không thấy có dấu hiệu bất thường.

Chuyển nghi vấn sang các công nhân trong công ty, hay nhóm công nhân vừa bị đuổi việc..., các trinh sát đều không xác định được sự liên quan của họ.

Ban chuyên án tiếp tục bước vào những cuộc họp căng thẳng kéo dài đến 2 giờ sáng. Mối quan hệ gia đình, xã hội, làm ăn; mâu thuẫn chủ và công nhân... đều không đúng. Ban chuyên án chuyển sang nghi vấn về mâu thuẫn tình yêu của con cháu trong gia đình nạn nhân.

Ngay từ đầu, ban chuyên án đã mời bạn trai cũ của nạn nhân Linh (con của ông Mỹ) tên M. lên làm việc. M. từng đi tù một thời gian. Trước đó Linh cùng M. trộm hơn 200 triệu đồng của vợ chồng ông Mỹ tiêu xài cá nhân. Biết chuyện, ông Mỹ kiện người này nên công an xác định có thể người này ra tay để trả thù. Tuy nhiên, mời M. lên làm việc càng không thấy có dấu hiệu bất thường.

Mối nghi vấn quay trở lại Dương. Ngày 8.7, cơ quan công an đã mời Dương lên làm việc. Tuy nhiên, Dương không khai nhận hành vi của mình mà tỏ ra đau buồn để che giấu hành vi phạm tội. Trong thời gian này, Dương vẫn quanh quẩn ở đám tang.

“Chúng tôi nghi ngờ Dương bởi có một nguồn tin từ người dân cho biết, Dương không có sự rõ ràng về mặt thời gian, khoảng 2 giờ sáng có người nhìn thấy Dương xuất hiện ở huyện Chơn Thành. Xác định lại các lời khai ban đầu của Dương, tình yêu của Dương và Linh, cơ quan công an nghi ngờ Dương có liên quan đến vụ án và bắt đầu đấu tranh khai thác thông tin từ Dương”, vị điều tra viên kể.

Bật khóc vì phá được án 

Ngày 9.7, ban chuyên án triệu tập Dương đến Công an huyện Chơn Thành làm việc khi Dương đang ở TP.HCM. Dương vẫn rất bình tĩnh lên làm việc cùng cơ quan điều tra.

Ban đầu, Tiến không chịu khai. Tiến nói "em đâu biết gì đâu mà khai". Cơ quan điều tra đưa điện thoại để Dương nói chuyện với Tiến, bảo Tiến khai hết đi vì Dương đã khai toàn bộ sự việc rồi. Lúc này, Tiến nói: "Mày khai gì thì khai chứ tao có liên quan gì đâu mà bảo tao khai.

Một trinh sát viên

“Trong vụ án này, mặc dù hung thủ Dương đã chuẩn bị rất kỹ trước và sau khi phạm tội, đối phó tốt với cơ quan chức năng, nhưng cơ quan điều tra đã lần theo từng dấu vết, xem xét cụ thể từng nguồn tin, nghiên cứu kỹ mối quan hệ của các nạn nhân, trong đó đặc biệt chú ý đến những thù hằn, mâu thuẫn trong làm ăn và trong tình cảm, mà Dương là đối tượng được nhắm đến, theo dõi kỹ càng. Chưa bao giờ chúng tôi thấy nghi phạm nào giết 6 người trong một gia đình mà có thể bình tĩnh như Dương. Ban chuyên án đã đưa ra rất nhiều chứng cứ, sau hàng chục tiếng đồng hồ, Dương mới cúi đầu nhận tội và khai toàn bộ sự việc. Dương khai đồng phạm của mình là Vũ Văn Tiến và chỗ ở của Tiến”, trinh sát nói.

Xác định được nơi ở của đồng phạm Tiến, Ban chuyên án đã cử hàng chục cảnh sát hình sự mật phục quanh khu nhà trọ của Vũ Văn Tiến ở khu vực xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn). Chiều tối ngày 10.7, Cảnh sát Hình sự đã ập vào khống chế bắt giữ Tiến tại nhà trọ.

“Lúc đầu, khi thấy có người, Tiến có ý định bỏ trốn. Cơ quan công an và Tiến có cuộc "rượt đuổi" và sau đó mới khống chế được Tiến. Ban đầu, Tiến không chịu khai. Tiến nói "em đâu biết gì đâu mà khai". Cơ quan điều tra đưa điện thoại để Dương nói chuyện với Tiến, bảo Tiến khai hết đi vì Dương đã khai toàn bộ sự việc rồi. Lúc này, Tiến nói: "Mày khai gì thì khai chứ tao có liên quan gì đâu mà bảo tao khai". Các trinh sát phải vận động Tiến, vài phút sau Tiến mới khai nhận toàn bộ sự việc rồi đưa trinh sát đi thu thập các hung khí, tang vật của vụ án được Tiến giấu ở một bụi rậm ở Sông Sài Gòn”, trinh sát viên kể lại.


Nghi can Nguyễn Hải Dương tại cơ quan điều tra - Ảnh công an cng cấp

“Lúc đầu cứ sợ tang vật đã trôi xuống sông. Khi tìm lại được tất cả tang vật liên quan đến vụ án, ban chuyên án vỡ òa trong niềm vui. Bởi trong một vụ án tang vật rất quan trọng”, trinh sát nhớ lại.

Một trinh sát khác hồi tưởng, gần 4 ngày qua, những cuộc họp căng thẳng, những đêm trắng nghiên cứu hồ sơ, tập trung vào việc phá án khiến anh em ai cũng chịu áp lực. Giây phút phá được án, nhiều người đã khóc vì hạnh phúc. 

Ngọc Lê
Nguồn: thanhnien.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.