Chuyên mục
Phạm Công Danh “phá nát” Ngân hàng Xây dựng như thế nào?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Phạm Công Danh “phá nát” Ngân hàng Xây dựng như thế nào?

Thứ năm 21/07/2016 05:57 GMT + 7
Chỉ trong 2 năm kể từ khi điều hành Ngân hàng Xây dựng, Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng cho nhà băng, hoạt động ngày càng thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu hơn 18.000 tỷ đồng.

Hôm qua 20/7, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh xét xử ngày thứ hai đại án Phạm Công Danh và 35 bị cáo làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Hội đồng xét xử đã dành nguyên cả ngày để đại diện VKSND TP. HCM thực hành quyền công tố tại tòa công bố cáo trạng.

Theo báo Tiền Phong, theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo các đồng phạm tạo dựng hồ sơ khống trong việc nâng cấp hệ thống CoreBanking, triển khai thực hiện khống để rút 63 tỷ đồng; Phạm Công Danh cũng chỉ đạo các đồng phạm ký hợp đồng khống về việc thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành và số 816 Sư Vạn Hạnh - TP. HCM với hai công ty của Phạm Công Danh (Cty Trung Dung, Cty Hương Việt), chuyển số tiền 601 tỷ đồng từ VNCB trả cho hai công ty đó, nay không có khả năng thu hồi cho VNCB 581 tỷ đồng.

Từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2013, Phạm Công Danh chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết lập hồ sơ cho nhóm người vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm này.


Bị cáo Phạm Công Danh. Ảnh: báo Tiền Phong.

Trong các ngày 21/8 và ngày 26/8/2013 có 5 nghìn tỷ đồng rút ra từ VNCB nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, các khoản tiền này, Phạm Công Danh chỉ đạo Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương tự ý chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh để Danh tất toán các khoản mà Danh đã vay trước đó của nhóm này và rút từ VNCB ra 300 tỷ đồng đứng tên trong sổ tiết kiệm 3 cá nhân của nhóm người nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay. Khoản tiền này đã bị Phạm Công Danh chỉ đạo rút ra chi tiêu nhưng không giải trình được sử dụng vào việc gì.

Cáo trạng còn xác định, từ ngày 28/12/2012 đến ngày 11/3/2014, do cần tiền để sử dụng, Phạm Công Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết và Tổ Kế toán - Tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc Tập đoàn này và 2 pháp nhân thông qua mối quan hệ với các cá nhân ngoài VNCB, xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5 nghìn tỷ đồng (đã tất toán được 300 tỷ đồng).

Danh cũng chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển khoản hoặc rút tiền mặt với số tiền 4,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trả nợ thay cho các Công ty của Tập đoàn Thiên Thanh khoản vay BIDV với số tiền 2.600 tỷ đồng; trả 500 tỷ đồng tiền vay của cá nhân Danh; Trả nhóm Phú Mỹ 135 tỷ đồng (cho việc mua cổ phần); Số còn lại 1,4 nghìn tỷ đồng, Phạm Công Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể, gây thiệt hại cho Ngân hàng VNCB. Từ hành vi này của Phạm Công Danh, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2 nghìn tỷ đồng.

Cáo trạng công bố tại tòa ngày 20/7 còn cho thấy Phạm Công Danh chỉ đạo dùng pháp nhân của 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 pháp nhân khác là công ty Nhà Quốc Cường (Công ty của bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Nguyễn Quốc Cường thuộc Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai) và công ty Nhà Hưng Thịnh để lập các hồ sơ khống, nâng khống giá trị các lô đất tại khu vực Sân vận động Chi Lăng và 209 Trường Chinh, TP. Đà Nẵng, để vay tiền 5.000 tỷ của VNCB. Đáng nói, các lô đất nói trên đã được dùng để thế chấp cho khoản vay 4.700 tỷ của BIDV cùng thời điểm.

Như tin tức đã đưa, ngày 19/7, TAND TP. HCM đã bắt đầu mở phiên sơ thẩm xét xử đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB). 

Với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 158 cá nhân được tòa triệu tập. Trong danh sách các cá nhân được triệu tập có bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát) và cha bà Bích là ông Trần Quí Thanh (Dr.Thanh). Bà Bích và một số người thân có mời luật sư tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ án.

Bên cạnh đó, hàng loạt pháp nhân, đơn vị cũng được triệu tập đến tòa để tham gia tố tụng như: đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số ngân hàng, đại diện Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng Hình sự thành phố Đà Nẵng, đại diện Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng Hình sự các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu; đại diện Tập đoàn Thiên Thanh...

Đáng chú ý, trong danh sách các công ty được triệu tập đến tòa có công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà Quốc Cường do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Quốc Cường (tức Cường đôla) là Chủ tịch HĐTV. 

Phiên tòa xét xử đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày và hôm nay (21/7) sẽ là ngày xét xử thứ 3 với phần xét hỏi các bị cáo.

Hòa Hậu
Nguồn: doanhnghiepvn.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.