Chuyên mục
Nỗi khổ của gái ế và quyết tâm chờ người tử tế
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nỗi khổ của gái ế và quyết tâm chờ người tử tế

Thứ ba 27/06/2017 14:15 GMT + 7
Đâu phải chỉ vì cái lý thuyết “đàn bà thế nào cũng nên có một tấm chồng” mà vơ tạm ai đó.

Sau khi ly hôn ở cái tuổi 30, cái tuổi dở dang tức là chưa già mà cũng chẳng còn trẻ nữa. Tôi lại đươc cả gia đình họ hàng nội ngoại hai bên gọi bằng cái tên trìu mến ân cần, như cũ “gái ế”. Sở dĩ bỏ chồng rồi vẫn được gọi là gái ế vì mẹ tôi nhìn ra đám bạn xung quanh thì nhiều đứa vẫn chưa có chồng, hơi quá lứa lỡ thì, chẳng khác gì tôi và hy vọng về một cuộc hôn nhân khác của tôi càng rạo rực trong lòng mẹ. Thi thoảng bố me hỏi tôi về tình hình mấy đứa bạn đại học, bạn cấp 3 xem đứa này đứa kia lấy chồng chưa, tôi còn lắc đầu tức là bố mẹ tôi còn yên tâm con gái họ có đồng bọn.

Những cô gái - vì ế nên không được phép mơ mộng về người đàn ông hoàn hảo sao?

Các cô dì chú bác (chắc được mẹ tôi nhờ vả) bắt đầu vào công cuộc mai mối cho tôi người này người khác. Từ đó trở đi, đủ thứ câu hỏi cứ lặp đi lặp lại mỗi lần tôi gặp họ:

- Thằng đấy thì làm sao mà chê, nó bỏ vợ nhưng không phải nuôi con, nhà cửa cũng đàng hoàng rồi, mày thì gái tân với ai mà cứ kén chọn.- Thằng này hơi già tí nhưng chưa vợ con, đỡ nặng nợ. Tầm này rồi lại đèo bòng thêm đứa con gái mà còn cứ ngúng nguẩy.- Thế thằng đấy nó biết mày ly hôn và nuôi con nhỏ chưa?- Thì bây giờ cũng chỉ rổ rá cạp lại thôi chứ còn đòi trai tân thì khó lắm.- Hay kiếm tạm thằng Tây nào già tí cũng được, nó dễ chấp nhận mình hơn, bọn đấy nó không câu nệ bỏ chồng đâu.

Rồi có lần tôi kể với mẹ về chuyện tình đổ vỡ của đứa bạn đại học, mẹ tôi nghe xong như đỉa phải vôi: “Ôi con đấy bị hâm à, thằng người yêu kém 1 tuổi lại trai tân mà còn chê, nó 30 tuổi đầu rồi còn kén với chọn, thằng kia nó lấy cho là may rồi”. Nghe xong lại muốn than trời. Đám bạn gái ế xung quanh tôi cũng khổ sở mỗi lần về quê, bố mẹ hỏi đã đành, đến ông đưa thức ăn gia súc đến nhà cũng thắc mắc sao con gái nhà này chưa lấy chồng rồi tính mai mối cho thằng cháu cũng đang ế vợ nhưng giỏi chăn nuôi.

- Mẹ tao bảo cái thằng ấy cũng chịu khó làm ăn lắm, về xây cả nhà cho bố mẹ, mỗi cái tội ăn nói chậm chạp cù lần mà mày cũng chê.

Sau khi ly hôn ở cái tuổi 30, cái tuổi dở dang tức là chưa già mà cũng chẳng còn trẻ nữa. Tôi lại đươc cả gia đình họ hàng nội ngoại hai bên gọi bằng cái tên trìu mến ân cần, như cũ “gái ế”. Sở dĩ bỏ chồng rồi vẫn được gọi là gái ế vì mẹ tôi nhìn ra đám bạn xung quanh thì nhiều đứa vẫn chưa có chồng, hơi quá lứa lỡ thì, chẳng khác gì tôi và hy vọng về một cuộc hôn nhân khác của tôi càng rạo rực trong lòng mẹ. Thi thoảng bố me hỏi tôi về tình hình mấy đứa bạn đại học, bạn cấp 3 xem đứa này đứa kia lấy chồng chưa, tôi còn lắc đầu tức là bố mẹ tôi còn yên tâm con gái họ có đồng bọn.

- Mẹ tao bảo thôi gặp được thằng nào thì cứ thả đi, có đứa con rồi đám cưới cũng được, cho nó hết đường chạy.

- Mẹ tao đi cắt tiền duyên mấy lần rồi không ăn thua, cuối năm nay chưa lấy chồng chắc mẹ tao xây miếu thờ cô trẻ cho tao mất.


"Gái ế" chỉ vì biết mình thật sự muốn gì và không muốn trả giá cho sự vội vàng.

Nghĩ cũng kì lạ, bà mẹ nào cũng thở dài thương con “Thôi làm thân con gái, phải đi lấy chồng, làm dâu nhà người ta là khổ rồi”. Ấy thế mà cả trăm bà mẹ như một, thúc giục con đi lấy chồng. Con gái hơi đứng tuổi vẫn độc thân là đứng ngồi chẳng yên, giục giã ngày đêm rồi có khi cố kiếm tạm lấy mối nào đó cho xong. Các bà mẹ sẽ thở ngắn than dài, chẳng biết rồi sau này có thằng nào nó rước đi không, hoàn cảnh này thì làm sao còn nhiều lựa chọn, chẳng lẽ lại dở dang.

Và nếu chẳng may, chúng tôi - những cô gái ế, tỏ ra là đang sống vui vẻ (dù chúng tôi vui thật) thì những bạn bè đã lấy chồng xung quanh và cả cô dì chú bác cũng ngay lập tức nghĩ rằng “Thì nó cũng phải tỏ ra như thế chứ”.

Tôi chẳng biết giải thích thế nào, lúc bực quá cũng đôi co với mọi người, lúc thì im lặng mặc kệ vì hết cách. Nhưng tôi nói thật và chắc các mẹ đơn thân khác cũng hiểu, đó là khi đã vượt qua được nỗi đau hôn nhân, đã tự lo được cho bản thân mình và hoàn toàn chủ động với cuộc sống của mình thì cách nhìn về đàn ông cũng thay đổi vô cùng nếu không muốn nói là nhìn đâu cũng thấy vấn đề. Và cả các cô gái tân còn ế cũng vậy, sống đã đủ, trải nghiệm đã đủ để biết mình muốn gì và cái giá phải trả cho sự vội vàng là rất đắt.

Không phải chúng tôi cành cao, không phải chúng tôi kén cá chọn canh, không phải chúng tôi là gái 18 ngồi đợi người đàn ông hoàn hảo của đời mình… mà là vì chúng tôi đủ từng trải để nhìn ra rất nhiều vấn đề trong một mối quan hệ, chúng tôi hiểu rõ thế nào là những điều kiện cần và đủ cho một cuộc hôn nhân, người đàn ông như nào có thể đồng hành cùng chúng tôi, có cần thiết hay không và có xứng đáng để chúng tôi dấn thân hay không. Mà đàn ông, cũng đâu có nhiều thế để chọn, người đã có vợ, người đã quá già, người trẻ thì trẻ mãi không thấy lớn, người có công ăn việc làm ổn định thì rải rác khắp nơi đâu phải muốn là gặp được…

Đâu phải chỉ vì cái lý thuyết “đàn bà thế nào cũng nên có một tấm chồng” mà vơ tạm ai đó.

Đâu phải chỉ vì cái lý thuyết “đàn bà thế nào cũng nên có một tấm chồng” mà vơ tạm ai đó. Nói thật, dù có thể mọi người không tin (hoặc vì ảo tưởng của chúng tôi đang tỷ lệ thuận cùng tuổi tác) nhưng khi đã “già hơn mức bình thường” và đang ế thì yêu cầu về một người đàn ông có thể còn cao hơn cả lúc chúng tôi 18 tuổi. Anh ta là trai tân cũng chẳng bù lại được việc anh ta gần 30 tuổi mà vẫn chơi điện tử. Anh ta bỏ vợ và không phải nuôi con, nhà cửa ổn định cũng không bù lại được việc anh ta là người cha thiếu trách nhiệm, cả tuần không đón con đi học về một buổi nào, con anh ta còn chẳng thiết tha gì vợ có là gì đâu?

Chẳng phải chúng tôi thù hằn gì đàn ông, chẳng phải chúng tôi thích sống thế này đến già, chúng tôi vẫn cần yêu thương, vẫn cần có người chia sẻ và luôn sẵn sàng khi hạnh phúc mỉm cười. Nhưng chúng tôi biết thế nào là hạnh phúc thực sự để còn cười lại với nó. Chúng tôi biết mình muốn gì, cần gì, thích gì và xứng đáng với cái gì. Đoạn đường đã đi là đoạn đường ngắn. Đoàn đường phía trước mới thực sự dài và nhiều chông gai. Ngắm cho kỹ, ngựa to, đường tốt hãy đưa chân.

“Thằng đấy chả làm sao cả. Mỗi tội hình như anh ta không biết nhổ lông nách hộ phụ nữ. Nên tôi chẳng thích. Thế thôi!”

Chúy
Nguồn: phununews.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.