Chuyên mục
Từ Manchester City đến Hồ Thiên Nga: Giấc mơ
BÌNH LUẬN
Uống trà đá nhưng giá mua bằng tiền rượu ngoại. Câu nói này trọc phú hiển nên đọc mà nhớ
Dân mình còn nghèo tien dấy dể giúp dỡ nguoi nghèo tốt hởn bầu hiển à. Học tập ông dào Hồng tuển chúa đảo tuần Châu di
Dân mình còn nghèo tien dấy dể giúp dỡ nguoi nghèo tốt hởn bầu hiển à. Học tập ông dào Hồng tuển chúa đảo tuần Châu di

Từ Manchester City đến Hồ Thiên Nga: Giấc mơ "trưởng giả" sau những sự kiện "triệu đô"

Thứ năm 30/07/2015 04:43 GMT + 7
Năm ngoái, theo một con số không chính thức, để Richard Clayderman đến biểu diễn ở Việt Nam, Ban tổ chức (BTC) phải chi không dưới 1 triệu USD. Mới đây, CLB từ nước Anh Manchester City vừa thắng tuyển Việt Nam 8-1 bỏ túi khoản tiền gần 2 triệu USD. Sắp tới, khán giả sẽ được đắm chìm trong không gian âm nhạc của “Hồ Thiên Nga” mà chi phí đưa vở ballet này sang Việt Nam là hàng triệu USD - như tiết lộ của nhà tổ chức.


Khán giả, người hâm mộ Việt Nam đang được thưởng thức “cao lương mĩ vị” trong cả thể thao lẫn nghệ thuật, hay đơn giản, chúng ta đang bỏ ra cả chục tỉ đồng chỉ để chạy theo giấc mơ “trưởng giả” bằng những sự kiện hào nhoáng, sang trọng?

“Cuốn theo chiều… vé”

Cho đến nay, đêm diễn của Richard Clayderman vẫn lập kỷ lục về giá vé với mức cao nhất là 6 triệu đồng/vé VIP. Manchester City đến Việt Nam cũng mới lập kỷ lục về giá vé trong một sự kiện thể thao: Mức cao nhất 1,8 triệu/vé và sự kiện “Hồ Thiên Nga” sắp tới, giá vé cũng ở mức rất cao: Thấp nhất 600.000 đồng và cao nhất là 4,5 triệu đồng/vé.

Việc các nhà tổ chức những sự kiện văn hóa - thể thao đẩy giá vé lên rất cao, tương đương 1 tháng thu nhập của người dân, không hẳn là nhằm bù đắp chi phí bỏ ra mà giá tiền ấy được gắn với hai chữ “đẳng cấp” của sự kiện. Giá vé càng cao, nhà tổ chức càng chứng minh mình đang bán “hàng hiệu” với phân khúc khách hàng rất hẹp: Đó là những người có tiền, thậm chí rất nhiều tiền.

Ở khía cạnh khác, cuộc chạy đua về vé còn là cuộc đua ngầm giữa các thương hiệu bảo trợ, tài trợ. Nghĩa là, anh “sang trọng” thì tôi cũng “đẳng cấp” không kém.

Đứng đằng sau chuyến đi của Richard Clayderman là VPBank và đối tác này gần như “vét” những tấm vé giá trị nhất để tri ân khách hàng của mình. Đây là một phần nằm trong chiến dịch marketing, đánh bóng thương hiệu. SHB (Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) cũng gom tới 1 vạn loại vé “xịn” cho khách hàng của mình. Và ballet “Hồ Thiên Nga”, các nhà tổ chức cũng đã quyết định giữ lại khoảng hơn 2/3 số vé cho những nhà bảo trợ, trong đó có hai ông lớn là Mobifone và Viettinbank. Theo con số mới nhất từ BTC, số vé bán ra thị trường là khoảng 1.000 vé.

Bỏ tiền học làm sang?

Nhà tổ chức “Hồ Thiên Nga” cho biết: “Để đưa “Hồ Thiên Nga” sang trình diễn tại Hà Nội, Cty AAA mất khoảng 2 năm tìm kiếm cơ hội. Ngoài thù lao, thì chuyện vận chuyển và ăn ở tiêu chuẩn 4 - 5 sao cho gần trăm con người, vận chuyển hàng tấn thiết bị…, kinh phí là hàng triệu USD”.

Rõ ràng đây là món ăn cao cấp và tốn kém. Nhưng việc thưởng thức nó thế nào, lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Tại sao người ta chấp nhận bỏ ra một chi phí rất lớn để mang về Việt Nam những sản phẩm văn hóa cao so với mặt bằng văn hóa và dân trí chung? Chuyên gia về truyền thông Nguyễn Thanh Sơn cho rằng: “Đối với các thương hiệu lớn, tiếp thị thông qua âm nhạc, hay gắn hình ảnh thương hiệu với âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển hay nhạc kịch, là một cách “làm sang” rất tốt. Nhưng tiếp thị bằng văn hóa đòi hỏi một bề dày văn hóa, mà một bề dày văn hóa đòi hỏi phải có thời gian và sự thấu hiểu sâu sắc về văn hóa, thứ mà các thương hiệu Việt Nam hiện nay đang thiếu. Các thương hiệu Việt có vẻ chưa thoát được cái bóng “trưởng giả học làm sang” của mình”.

Nói cách khác, những nhà tổ chức, tài trợ cố gắng đưa về những món ăn siêu ngon cho khách hàng của mình - là những lớp người được cho là thành đạt trong xã hội - nhưng liệu có “đo” được giá trị tinh thần mà lớp người này theo đuổi?

Sau đêm diễn của Richard Clayderman năm ngoái, không ít khán giả nhiều tiền đưa ra lời chê bai “Uống trá đá nhưng phải mua với giá rượu ngoại”. Còn với vở “Hồ Thiên Nga” sắp tới, ai đảm bảo được trong số hơn 3.000 khán giả đến xem, bao nhiêu người có kiến thức về ballet, về nhạc kịch để hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật cao cấp vở diễn này mang lại?

Đối với các nhà tổ chức, có lẽ việc khán giả có “cảm” được giá trị nghệ thuật hay không, không quan trọng. Đôi khi chỉ cần khách hàng hài lòng, đến xem và chụp ảnh “tự sướng” đăng facebook khoe rằng đã xem một vở nhạc kịch nổi tiếng toàn thế giới (dù chẳng hiểu gì) đã là thành công.

Những nhà tài trợ chỉ nhăm nhăm đánh bóng thương hiệu của mình trong một sự kiện có tính nhất thời mà bỏ qua giá trị lan tỏa của nó, cái được với xã hội, với công chúng - không nhiều. Sự chênh lệnh giữa trình độ và phông văn hóa được thể hiện rõ nhất chính là câu chuyện Manchester City sang Việt Nam biểu diễn và biến ĐTQG thành “diễn viên quần chúng”.

Ở cả hai lĩnh vực này, chúng ta vẫn đang bỏ tiền “học làm sang” “giấc mơ trưởng giả”...

Anh Khoa
Nguồn: laodong.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.