Chuyên mục
Thói đố kỵ của người Việt Nam tại Đức
BÌNH LUẬN
Các cụ có câu "buôn lấy đảm" , khi xã hội đã phân công lao động rồi thì nên bảo nhau mà làm,buôn bán thì thất thường...
Toi Toan dong y voi tac Gia bai viet. Boi vi o dau Cung vay con nguoi phai co Ly tri va long tu trong , phai Nghi roi...
Nguoi Viet lam an o nuoc ngoai noi chung la ton tai chu khong phai song.Ho chi biet lam den chet ma thoi,khong duoc...

Thói đố kỵ của người Việt Nam tại Đức

Chủ nhật 22/02/2015 16:39 GMT + 7
Chuyện kể rằng, có một người Việt Nam nọ, một hôm gặp được một vị thần. Vị thần nói rằng, ta sẽ cho ngươi một điều ước, muốn gì cũng được, tiền, vàng, gái đẹp… nhưng những gì ngươi được, người hàng xóm của mi sẽ nhận được gấp đôi.


Một chợ bán buôn hoa

Người đó suy nghĩ rất lâu và cuối cùng nói: „Con xin được mù một mắt!“.

Chuyện đó dĩ nhiên là chuyện không có thực, nhưng nó chua chát nói lên thói đố kỵ ghê gớm của một số lượng không nhỏ người Việt: Ganh ghét với thành công của người khác và sẵn sàng chịu thiệt để hả hê nhìn thấy người khác chịu thiệt hơn mình.

Mặc dù cộng đồng người Việt ở Đức có danh tiếng là hội nhập tốt, chăm chỉ, con cái học hành giỏi ở các trường, nhưng trong công việc làm ăn, nhiều người  chỉ trú trọng cạnh tranh bằng giảm giá, giảm nhiều tới mức có thể gọi là bán phá giá, làm cho tiền lãi không còn xứng đáng với một phần công sức của mình bỏ ra.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Đức có khoảng 120.000 người Việt và gốc Việt đang sinh sống. Tại Đức cũng có khoảng 10.000 doanh nghiệp người Việt và gốc Việt, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Những công việc kinh doanh chủ yếu của người Việt tại Đức là làm nhà hàng, nhất là các cửa hàng ăn nhanh, cửa hàng bán hoa, cửa hàng làm móng chân, móng tay, cửa hàng bán quần áo, cửa hàng bán quà tặng, đồ lưu niệm… Người Việt Nam học lỏm rất nhanh. Thấy ai có một công việc kinh doanh nào mới có thể ra tiền là họ tìm hiểu và chỉ cần được hướng dẫn một chút là họ có thể nhảy vào làm và vừa làm vừa học, lại nghĩ ra những mẹo mới để cạnh tranh. Vì vậy, công việc kinh doanh của người Việt „đụng hàng“ rất nhiều.

Theo ước tính của một người am hiểu công việc kinh doanh ở Đức, cách đây 5 năm thì ở Berlin mới có khoảng 350 nhà hàng ăn nhanh của người Việt, nhưng con số đó hiện nay đã lên tới khoảng 1.000 nhà hàng. Nếu trước đây ở một trung tâm mua sắm chỉ có 01 nhà hàng ăn nhanh của người Việt, thì nay đã lên tới 2-3 nhà hàng, như vậy doanh thu đương nhiên giảm và chủ nhà hàng phải ra sức giảm giá để câu khách.

Đối với ngành bán hoa cũng vậy. Người Việt Nam hầu như thống lĩnh thị trường này. Các cửa hàng hoa của người Đức lần lượt lọt vào tay người Việt Nam, vì công việc làm ăn quá vất vả: Người Việt Nam dậy từ 2-3 giờ sáng để đến chợ đầu mối mua hoa. Theo nhận xét của một người Đức bán hoa, không thể nào tưởng tượng nổi. Thậm chí cửa cuốn chưa mở hết họ đã chui vào để tranh giành, chọn những bó hoa rẻ, đẹp. Vào những dịp quan trọng như ngày Valentin, họ lao như đàn châu chấu vào hoa hồng. Chỉ trong vài giây là cả container hoa đã hết sạch. Nước bắn, hoa bay, chẳng khác gì một trận chiến.

Ở Berlin, người ta không chỉ bán hoa trong cửa hàng mà bán ở mọi nơi với giá rất rẻ, chỉ bằng 1/3 giá hoa ở các bàng như Bayern, Hessen, Baden-Württemberg. Ông Wolfgang Hilbich, Giám đốc điều hành Hội những người bán hoa Berlin nhận xét: "Những bó hoa họ bán ở đó, mặc dù chẳng có nghệ thuật, nhưng rất rẻ, chỉ từ 4,9 tới 6,9 Euro. Tôi chẳng hiểu họ lấy đâu ra lãi".

Ngay cả việc bán vé máy bay cũng vậy. Tìm được vé thích hợp, giá cả phải chăng cũng khá tốn thời gian, công sức, nhưng có người cũng sẵn sàng bằng lòng với tiền lãi chỉ 5-10 Euro một vé, cốt chỉ để giành khách.

Không những thế, có những người còn hay đố kỵ, thích dèm pha, nói xấu những người làm ăn có vẻ hơn họ, thậm chí dựng đứng lên những câu chuyện không có thật.

Tại sao người Việt chúng ta ở nước ngoài lại không thể đoàn kết, nâng đỡ lẫn nhau chứ không phải dìm nhau, kéo nhau xuống?

Trong thời gian gần đây, rất nhiều người đồng hương của chúng ta ở Đức đã ra đi mãi mãi, mặc dù họ chỉ mới ở độ tuổi 40, 50 hoặc 60. Phải chăng đó là hậu quả của một thời gian dài bán sức kiếm tiền, chịu cái giá rét mùa đông ở ngoài chợ để có được giấy phép lưu trú?

Ai cũng phải bỏ ra công sức, trí tuệ để làm ăn, kiếm sống. Nhưng phải làm thế nào để đồng tiền thu nhập được tương xứng với công sức bỏ ra, để sống chứ không chỉ tồn tại. Đừng vì cạnh tranh mà hạ giá thấp mãi, để phải cố mãi, cố quá rồi thành ra quá cố!

Vũ Văn
Nguồn: thoibao.de
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.