Chuyên mục
Nghịch lý Việt Nam: Bằng cấp càng đẹp, thất nghiệp càng cao
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nghịch lý Việt Nam: Bằng cấp càng đẹp, thất nghiệp càng cao

Thứ hai 03/08/2015 01:28 GMT + 7
Các nhà quản lý về lao động cho rằng không nên chọn phương án học thạc sĩ, khi chính họ không có mục tiêu rõ ràng.

Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong quý I.2015 là nhóm có trình độ đại học và trên đại học với gần 178.000 người trong tổng số hơn 1 triệu người thất nghiệp.

Trước thông tin trên, ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách kinh tế Tổng Liên đoàn Lao động VN cho rằng, do nhiều trường đại học được thành lập, số sinh viên ra trường tăng cao.

Hơn nữa, ông nhận định: “Doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông, qua các trường đào tạo nghề và phần lớn các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động giá rẻ của Việt Nam để giảm chi phí giá thành. Nên lao động có trình độ đại học và trên đại học khó tìm được việc”.

Ông Điều chia sẻ, sinh viên ra trường thường thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, nên cần tìm công việc, chỗ làm tương xứng năng lực của mình, như vậy tỉ lệ xin được việc sẽ cao hơn.

“Không nên chọn phương án học thạc sĩ, khi chính họ không có mục tiêu rõ ràng”, ông Điều nói.

Cùng nhận định, ông Mai Kim Hoàng, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí của Tập đoàn Dầu khí VN chia sẻ, nhiều sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, học lý thuyết nhiều hơn thực hành.

Trong khi các doanh nghiệp muốn tìm người có kinh nghiệm, có thể sử dụng ngay thay vì đào tạo lại.

“Doanh nghiệp quan tâm người lao động đã làm việc ở đâu, làm được bao năm và qua những công ty nào hơn việc người lao động học cái gì, bằng cấp nào”, ông Hoàng nói.

Tỷ lệ thất nghiệp nhiều ở bậc Đại học là do không có mục tiêu rõ ràng

Chỉ rõ thực trạng, bà Nguyễn Thu Hương, Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội của Công ty Tìm việc nhanh đưa ra nguyên nhân: “Chính bản thân sinh viên khi ra trường đặt kỳ vọng quá cao về bản thân. Tâm lý thanh niên “sính” bằng cấp và nghĩ rằng công việc này không phù hợp hoặc không đáp ứng với bằng cấp đã được đào tạo”.

Phải xác định rõ mục tiêu: Ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là hãy làm nghề hợp pháp mà có tiền sống. Mục tiêu dài hạn là bạn đi theo đam mê của mình. Nó phải được xác định dựa trên sở thích, phong cách, kỹ năng, trình độ cũng như hoàn cảnh cụ thể mỗi người.

Trước đó, trao đổi với Đất Việt, lý giải nguyên nhân về sự việc, ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch, Tổng giám đốc Smartcom, cho biết: "Nguyên nhân của vấn đề này do cả chủ quan và khách quan. Về khách quan mà nói, nền kinh tế Việt Nam trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài, và gần đây mới có chút dấu hiệu hồi phục.

Chưa kể, sức sản xuất của nền kinh tế suy giảm, kéo theo sức cầu đối với lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề chuyên nghiệp cũng tụt xuống thấp.

Những năm gần đây, những sản phẩm đó đã tốt nghiệp và ra nhập thị trường lao động, thì họ trở thành những người thất nghiệp “đã qua đào tạo” chứ không phải là những người thất nghiệp “không được đào tạo” như ở thời kỳ còn thắt chặt đối với đào tạo đại học, cao đẳng và thạc sĩ.

Chính vì thế, tỉ lệ thất nghiệp của người có trình độ cao đẳng trở lên tăng cao hơn so với tỉ lệ người không có bằng cấp, chứng chỉ là hệ quả của chính sách cởi mở trong tuyển sinh cao đẳng, đại học và cao học mà thôi".

Một vấn đề khác, ông Trần Phương - Phó giám đốc thường trực Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng chỉ rõ: "Ở nước ngoài họ không quan niệm mình là TS hay có bằng cấp, mà chỉ xác định đi làm thêm có thu nhập, có thể là trực ca đêm, công việc liên quan đến cơ bắp.

Cũng có nhiều người nghĩ rằng, sau những giờ làm công việc trí tuệ giảng đường ĐH căng thẳng, muốn hài hòa đảm bảo sức khỏe, tập luyện thể thao, nhận công việc chân tay kể cả bồi bàn phục vụ.

Còn ở VN thì khác, tôi là thạc sĩ mà đi phục vụ bàn hay đứng nấu bếp, vô tình ai nhìn thấy thì ngượng, cả dư luận XH theo định hướng như vậy. Rõ ràng đội ngũ có bằng cấp vô cùng ngại và khó khăn khi lựa chọn công việc".

Để giải quyết thực trạng này, theo ông Nguyễn Cảnh Bình - Giám đốc Alphabook cho hay: "Tôi nghĩ các cơ sở đào tạo cần gần và sát hơn với thực tế, nên tham vấn hoặc mời doanh nhân, nhà quản lý trực tiếp tham gia hoạch định chương trình đào tạo mới là giải pháp hiệu quả nhất.

Giai đoạn nào cũng có sự vênh này nhưng nhờ kinh tế thị trường và sự tự do rộng rãi hơn về thông tin và học thuật, nên sự gần gũi và gắn kết giữa các chính sách của nhà nước - doanh nghiệp – hệ thống giáo dục – người lao động gần hơn và nhanh điều chỉnh hơn chúng ta".

Sơn Ca (Tổng hợp)
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.