Chuyên mục
Cấm ''Màu hoa đỏ'' và tư duy ''vô cảm''
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cấm ''Màu hoa đỏ'' và tư duy ''vô cảm''

Thứ bảy 25/03/2017 03:09 GMT + 7
Có vẻ như hành vi cấm bài hát "Màu hoa đỏ" và chặt hàng cây cổ thụ trên vỉa hè đã vượt ra ngoài cái mà người ta hay phê bình nhau là "vận dụng chủ trương máy móc".

Công văn có nội dung "cấm" bài hát Màu hoa đỏ của Sở VHTTDL Tiền Giang

Ngày 7.2.2017 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang có công văn đề nghị phòng văn hóa thông tin các huyện, thành thị thông báo cho các sở kinh doanh karaoke trên địa bàn quản lý yêu cầu trong thời hạn 30 ngày phải gỡ bỏ ngay các bài hát chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung kèm theo danh mục 354 bài hát, trong đó có bài hát Màu hoa đỏ của nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác năm 1991 phổ thơ Nguyễn Đức Mậu.

Lại phải ghi ra đây lời ca khúc nổi tiếng Màu hoa đỏ:

Có người lính

Từ mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo

Có người lính

Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về

Dòng tên anh khắc vào đá núi

Mây ngàn hóa bóng cây tre

Chiều biên cương trắng trời sương núi

Mẹ già mỏi mắt nhìn theo.

Việt Nam ơi! Việt Nam!

Núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con

Việt Nam ơi! Việt Nam!

Ngọn núi nơi anh ngã xuống

Rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa

Rực cháy lên màu hoa đỏ phía hoàng hôn

Cố nhạc sỹ Thuận Yến và vợ lúc ông còn sống.

Nhớ lại gần đây dư luận xôn xao bởi lập luận của ông Nguyễn Lưu được cho là nhà lý luận âm nhạc khi bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối quyết định của Cục Nghệ thuật diểu diễn tạm dừng lưu hành bài hát "Con đường xưa em đi"... khi đặt câu hỏi: "Con đường xưa em đi là con đường nào?" cũng như trước đó, một cán bộ cấp lãnh đạo phòng của Cục này đã nêu lý do tạm dừng bài hát với câu hỏi sắt đá: “Chiến trường anh bước đi- lời trong bài hát, là chiến trường nào?"

Theo lý lẽ này, các nhà quản lý văn hoá tỉnh Tiền Giang biết đâu lại hỏi: Lính trong “Màu ha đỏ” là lính nào và "rực cháy màu hoa đỏ trước hoàng hôn" là màu hoa đỏ nào cũng nên?

Rồi cách đây hai hôm thôi, báo chí đồng thời phản ánh: Tất cả các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội đồng loạt ra quân xử lý vi phạm trật tự giao thông, đô thị, xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Cùng trong đợt này, UBND xã Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cũng đã ra quân quyết liệt lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường tại tuyến đường liên thôn.

Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, chính quyền xã Cẩm Yên đã cho chặt toàn bộ cây xanh hai bên đường liên thôn.

Khi báo chí phản ánh, dư luận xã hội rộ lên thì Chủ tịch UBND huyện này cho biết việc chặt cây là hoàn toàn sai và việc địa phương vận dụng chủ trương lập lại trật tự vỉa hè một cách máy móc khi chặt hàng trăm cây cổ thụ vì nó đang được trồng trên vỉa hè.

Tức là, cái gì làm vướng vỉa hè là phải dọn sạch dù đó là hàng cây cổ thụ đi chăng nữa?

Có vẻ như hành vi cấm bài hát "Màu hoa đỏ" và chặt hàng cây cổ thụ trên vỉa hè đã vượt ra ngoài cái mà người ta hay phê bình nhau là "vận dụng chủ trương máy móc".

Điều còn nhạc nhiên hơn nữa là những hành xử của cán bộ trách nhiệm này kém đến mức, người dân thường chỉ nghe, nhìn thôi đã biết sai lè lè mà họ đều không hề lắng nghe, hay biết.

Thật may, ngày 24.3, Thứ trưởng Bộ này (Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định qua báo chí: “Việc quản lý phải thống nhất trong toàn quốc, tất cả các địa phương thống nhất chứ không riêng ở địa phương nào. Quản lý là để lĩnh vực ấy phát triển tốt đẹp chứ không phải cái gì không quản được là cấm. Như với 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành vừa qua (Cánh thiệp đầu xuân;  Rừng xưa;  Chuyện buồn ngày xuân; Đừng gọi anh bằng chú; Con đường xưa em đi) thì Bộ VHTTDL cũng sẽ thu thập thông tin, sửa lại đúng lời, đúng tên tác giả để tiếp tục lưu hành chứ không phải là cấm lưu hành”.

Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng cho rằng, không nên suy diễn thành vấn đề chính trị, “Có người lính ra đi từ đó không về”- đó là sự thật của cuộc kháng chiến. Giá trị của ca khúc đã được khẳng định bằng sức sống trong lòng khán giả và các giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

Đến đây, tôi mường tưởng, rồi việc cấm bài "Màu hoa đỏ" của Sở VHTTDL Tiền Giang chắc chắn lại phải ...thôi cấm vì đơn giản là không được phép cấm, việc xin lỗi, rút kinh nghiệm là đương nhiên và bài hát lại tiếp tục ngân vang.

Thế nhưng, câu chuyện muôn thuở và nguy hiểm hơn cả sự máy móc là nhiều cán bộ luôn có sẵn một "lập trình" cứng nhắc, chấp hành tuyệt đối theo cách "chặt" "cấm" nhầm hơn bỏ sót, bất cần thực tiễn, bất cần suy nghĩ, bất cần tư duy, một thứ chấp hành lệnh vô cảm, thiếu trách nhiệm đến mức ngạc nhiên.

Nguyễn Quang Vinh
Nguồn: danviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.