Chuyên mục
Trẻ chậm nói và tăng động có mắc chứng tự kỷ?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trẻ chậm nói và tăng động có mắc chứng tự kỷ?

Thứ tư 10/05/2017 16:25 GMT + 7
Xã hội càng phát triển thì mô hình bệnh tật càng có nhiều thay đổi. Điển hình  trong mô hình bệnh tật mà rất nhiều cha mẹ đang lo ngại và quan tâm đó là chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên liên quan đến chứng bệnh này nếu không thực sự hiểu rõ thì việc nhìn nhận sẽ khiến cha mẹ đôi khi thái quá hoặc có khi lại quá thờ ơ với những biểu hiện khác thường ở con và chưa thấy hết được tầm quan trọng khi các con được hỗ trợ can thiệp sớm và kịp thời.

Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ? 

Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ.

Trẻ chậm nói có thể chia làm hai dạng: 

Chậm nói thông thường và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ - chứng tự kỷ. Nếu bên cạnh việc chậm nói thông thường trẻ có thêm một vài các biểu hiện như khả năng hiểu lời của trẻ không tốt, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hành vi bất thường lặp lại, khó hòa nhập, thích một mình thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm bệnh để làm test tâm lý và loại trừ. Còn nếu trẻ chỉ bị chậm nói thông thường thì cha mẹ có thể dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà hoặc cho bé tiếp xúc với cộng động như đi lớp, không cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử:

Hình ảnh mang tính minh họa.

Trẻ tăng động khiến cha mẹ lo ngại có mắc chứng tự kỷ?

Tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triển thường gặp, có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh cuộc sống của một đứa trẻ. Đây không phải là rối loạn tự kỷ, tuy nhiên, khoảng 2/3 số trẻ tăng động có ít nhất một triệu chứng giống với trẻ tự kỷ và đến một nửa trẻ tự kỷ cũng có những triệu chứng ở trẻ tăng động.

Triệu chứng tăng động giảm chú ý có thể làm chậm chẩn đoán rối loạn tự kỷ

Trong một nghiên cứu quan trọng tại bệnh viện nhi Boston – Mỹ đã chỉ ra rằng:

- Cứ 10 trẻ mắc chứng tự kỷ thì có đến 20% trẻ đã từng mắc phải chứng tăng động, giảm chú ý.

- Trẻ em mắc chứng tăng động sẽ khiến cho các chẩn đoán tự kỷ của chuyên gia chậm lại trung bình 3 năm.

- Sau 6 tuổi, trẻ tăng động có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao gấp 30 lần.


Ảnh mang tính chất minh họa

Sự thiếu tập trung, bốc đồng ở “trẻ tăng động” bao giờ cũng biểu hiện rõ ràng hơn so với các dấu hiệu khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp, hành vi lặp lại ở “ trẻ tự kỷ”... Kết quả là các triệu chứng của tăng động giảm chú ý đã làm lu mờ các dấu hiệu của rối loạn tự kỷ dẫn tới sự khó khăn đặc biệt để nhận ra trẻ có bị tự kỷ hay không?

Và điều này đã gây ra một sự chậm trễ đáng kể trong việc chẩn đoán rối loạn tự kỷ ở trẻ. Đó cũng là lý do chính tại sao phải mất trung bình tới 3 năm mới phát hiện ra trẻ thực sự bị tự kỷ hay tăng động đơn thuần. Hiểu theo một cách khác thì 3 năm này chính là khoảng thời gian vàng cho sự tiếp nhận điều trị ở trẻ cũng như tạo nên một sự khác biệt lớn trong tương lai của mỗi trẻ.

Não bộ đóng vai  trò thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ

Phát triển tâm vận động ở trẻ em là quá trình liên tục ngay từ sau khi sinh ra đến tuổi trưởng thành. Trình tự của các lĩnh vực phát triển là giống nhau ở mọi trẻ em, nhưng có thể khác nhau về tốc độ. Quá trình này có sự liên quan mật thiết với sự phát triển của não bộ - sự hoàn thiện và trưởng thành của hệ thần kinh, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường nuôi dưỡng.

Việc hỗ trợ phát triển não bộ của trẻ để hình thành ngôn ngữ - cải thiện tình trạng chậm nói, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi,...giải pháp hiệu quả là đi thẳng vào yếu tố bên trong phải sử dụng các sản phẩm đặc hiệu bổ não kết hợp với yếu tố bên ngoài là môi trường, gia đình, nhà trường và  xã hội.

Quan sát từng mốc phát triển của con trong những giai đoạn đầu đời để có phương pháp can thiệp kịp thời. Thời gian can thiệp càng sớm thì con sẽ có nhiều cơ hội cải thiện đảm bảo được sự phát triển như các trẻ cùng lứa tuổi. Đặc biệt lưu ý với các trẻ có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ trong đó có tự kỷ, can thiệp sớm trước 2-3 tuổi có thể thay đổi hẳn tương lai của trẻ.

PV
Nguồn: trechamphattrien.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.