Chuyên mục
Chuyên gia chỉ rõ 6 thực phẩm không nên ăn thừa xong đun lại vì có thể gây độc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chuyên gia chỉ rõ 6 thực phẩm không nên ăn thừa xong đun lại vì có thể gây độc

Thứ hai 19/12/2016 14:30 GMT + 7
Hâm lại thức ăn là cách tốt nhất để tiết kiệm tiền cũng như tránh lãng phí đồ ăn. Tuy nhiên, có những loại đồ ăn hâm lại sẽ làm hại sức khỏe bạn.

Hâm lại thức ăn là một thói quen phổ biến mà nhiều người hay làm khi phải ăn muộn hoặc để tránh lãng phí thức ăn.

Trong khi điều này đã được rất nhiều người làm trong những năm vừa qua trên toàn thế giới, thì mới đây, nó được phát hiện ra rằng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn trong một số trường hợp.

Hội đồng thông tin thực phẩm châu Âu đã cảnh báo rằng những thức ăn hâm lại chưa được nấu chín đúng cách có thể có hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.



Đó là bởi vì, một số chủng vi khuẩn phát triển theo cấp số nhân khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ từ 40-150 độ F (từ 4.5 – 65.6 độ C). Và điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như chướng bụng hoặc đau bụng.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm mà bạn không nên hâm nóng lại

1. Cơm

Đây là 1 trong những món ăn được hâm lại phổ biến nhất. Trong khi kết cấu và hương vị của hạt gạo được đảm bảo tốt nhất ở nhiệt độ phòng thì khi bị kích hoạt bởi nhiệt lớn, những loại hạt chứa vi khuẩn bào tử nhỏ có thể gây ra ngộ độc.

Tốt nhất là nên ăn ngay khi cơm vừa nấu chín, và chỉ nên ăn trong vòng 24 giờ thì mới đảm bảo dưỡng chất.

Ngộ độc gạo có thể gây khó chịu dạ dày, viêm, và trong trường hợp xấu nhất, có thể nôn mửa và tiêu chảy.

2. Khoai tây



Khoai tây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu hâm nóng lại khoai tây hoặc để khoai ở bên ngoài quá lâu.

Điều này tạo ra các mầm mống bệnh bên trong cơ thể, gây khó chịu cho đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.

Cách tốt nhất để tránh vứt đi là làm món nghiền hoặc sử dụng trong các món salad lạnh.

3. Cần tây



Nhiều người thích sử dụng cần tây sống vì nó làm cho món salad và súp có hương vị hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, với đồ ăn nóng chứa cần tây, tốt nhất là ăn hết chứ không nên hâm lại để tránh bị ngộ độc.

Loại rau này có chứa chất nitrat, khi chịu nhiệt nó sẽ tạo ra các chất có hại cho sức khỏe của bạn.

Trong thực tế, ở nồng độ cao, nó thậm chí có thể chuyển đổi thành chất nitrit, làm tăng nguy cơ bị ung thư.

4. Củ cải

Củ cải là một loại rau phổ biến và được đánh giá như là một liều thuốc tự nhiên, vì trong nó chứa một lượng đáng kể các chất chống oxi hóa, vitamin và khóang chất.

Vấn đề xảy ra khi chúng tiếp cúc với nhiệt độ cao. Cũng giống như cần tây, củ cải chứa một lượng nhỏ nitrat, không hoàn toàn tốt cho sức khỏe.

Mặt khác, các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị, cách tốt nhất để tận dụng được hết các chất của những loại rau như thế này là ăn kèm với salad hoặc xay sinh tố.

5. Thịt gà

Để ăn thịt gà một cách an toàn, cần đảm bảo là gà đã được nấu chín kĩ.

Khuẩn Salmonella (loại vi khuẩn làm thức ăn trở thành có độc) phổ biến ở các loài gia cầm, và nếu gà không được nấu chín thì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Cần đảm bảo là tất cả các bộ phận của gà đều chín và không có bất kì phần thịt nào còn màu hồng hoặc còn ướt.

Để tránh các vấn đề về tiêu hóa, thì cần ăn thịt gà ngay khi được nấu kĩ và tránh hâm nóng lại. Thịt gà là một trong những món ăn làm bạn mắc bệnh nếu bị hâm nóng sai cách.

Mặc dù hương vị vẫn được lưu giữ tốt, nhưng thành phần protein thay đổi có thể gây ra phản ứng tiêu cực trong dạ dày.

Nếu bạn không thể ăn hết trong cùng một lúc, có thể mang thịt gà đi hâm lại, nhưng chỉ được hâm với một nhiệt độ thấp hơn.

6. Nấm



Các protein trong nấm có thể dễ dàng bị phá hủy bởi hoạt động của enzim và các vi sinh vật ở trong loại thức ăn này.

Vì vậy, giữ chúng ở nhiệt độ phòng sau khi nấu ăn có thể gây chết người.

Bạn không nên hâm nóng lại sau khi đã nấu những món có nấm vì nó có thể gây ra tình trạng viêm ở vùng bụng, chướng bụng, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến tiêu chảy.

Tuy nhiên sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu bạn hâm nóng ở nhiệt độ trên 160 độ F (trên 71 độ C)

Tóm lại:

Hãy luôn nhớ rằng những thành phần trong thức ăn sẽ trở nên khác và bị thay đổi khi trải qua nhiệt độ cao. Như vậy, thực phẩm khi hâm nóng lại đều nguy hiểm.

Hãy đảm bảo là bọc thức ăn lại trước khi mang đi hâm nóng, nó sẽ giúp cho thức ăn bị hâm nóng ít bị biến chất hơn.

Theo Trithuctre
Nguồn: phununews.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.