Chuyên mục
Cảnh giác với nguy cơ ung thư do viêm loét dạ dày
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cảnh giác với nguy cơ ung thư do viêm loét dạ dày

Thứ năm 26/11/2015 23:25 GMT + 7
Viêm loét dạ dày – tá tràng đang là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê gần đây nhất, tỷ lệ người mắc viêm loét dạ dày chiếm đến 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa. Điều đáng lo ngại là con số này đang có xu hướng ngày càng gia tăng.



Nguyên nhân nào gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là hậu quả của sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố tấn công, phá hủy niêm mạc dạ dày (HCl và pepsin) và 1 bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng (chất nhầy, HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày). Khi các yếu tố tấn công dần lấn át các yếu tố bảo vệ, niêm mạc dạ dày bắt đầu bị “ăn mòn” dẫn đến những tổn thương sẽ tiến triển từ viêm nông, viêm trợt rồi đến viêm loét, thậm chí thủng. Vì vậy mà các triệu chứng đau của bệnh nhân cũng ngày càng nghiêm trọng.

Sự mất cân bằng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc ăn uống và sinh hoạt không đều đặn như hay bỏ bữa sáng, thức quá khuya; thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá; lạm dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs, corticoid… hoặc bị căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ làm giảm tổng hợp chất nhầy hoặc làm dạ dày tiết nhiều axit hơn, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh và nặng thêm các triệu chứng ở người đã bị bệnh.



Một nguyên nhân chính và quan trọng nhất phải kể đến là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Có đến 90% tổng số người bị viêm loét dày là do loại vi khuẩn này. HP xâm nhập vào dạ dày qua đường tiêu hóa và cư trú sâu dưới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, sát cạnh các tế bào biểu mô, nơi có tính axit ít hơn. Tại đó, chúng tiết ra men urease để phân hủy ure thành amoniac và bicarbonat (HCO3-),  đây là các chất kiềm có vai trò trung hòa axit dịch vị, làm môi trường xung quanh nó trở nên trung tính hơn. Nhờ vậy HP có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt như dạ dày.

Cơ chế tấn công dạ dày của HP và những hiểm họa khó lường

Sau khi bám vào màng tế bào niêm mạc, HP sản xuất ra các độc tố làm hoạt hóa bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào giải phóng ra các chất trung gian hóa học và các yếu tố hoại tử u, làm cho các tế bào biểu mô không những bị phù nề, hoại tử, bong tróc mà còn chịu tác động của acid và pepsin gây viêm trợt tạo thành ổ loét.

Mặt khác, khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lượng somatostatin do tế bào D sản xuất ra giảm đi làm giải phóng nhiều gastrin từ tế bào G, làm tăng khối lượng tế bào thành ở thân vị, tăng tiết axit HCl, hoạt hóa pepsinogen thành pepsin. Do tăng tiết acid – pepsin ở dạ dày, axit dội xuống tá tràng nhiều hơn, niêm mạc tá tràng dần biến đổi tạo nên những đám dị sản dạ dày ở tá tràng và chính những đám dị sản này là nơi thuận lợi để HP cư trú, dẫn tới viêm trợt rồi loét, các đám dị sản vẫn có thể tồn tại, tạo cơ sở cho vết loét tái phát.



Nghiêm trọng hơn, viêm loét dạ dày do HP nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị. Trường hợp viêm nhiễm lâu năm (từ 10 – 20 năm) sẽ dẫn đến tình trạng teo niêm mạc dạ dày, làm tăng pH dạ dày lên 6 – 8. Các tuyến bị mất, viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột, điều này có thể khởi đầu cho giai đoạn ác tính, tức ung thư dạ dày – một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu điều trị được HP thì viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ không bị tái phát và nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày giảm đi 6 – 7 lần.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để diệt HP trong các phác đồ Tây Y thường không mang lại hiệu quả tối đa. Một phần do môi trường axit dịch vị có thể làm mất hoạt tính của kháng sinh, phần khác là do HP có khả năng ẩn sâu dưới lớp nhầy nên dễ dàng tránh được sự tấn công thuốc. Ngoài ra, người bệnh thường không tuân thủ đúng các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh, cứ triệu chứng đỡ là dừng thuốc, đến khi bệnh tái phát thì dùng lại làm cho HP chưa được diệt hết sẽ có cơ hội tạo ra những cơ chế riêng để kháng thuốc. Vì vậy, những lần điều trị sau càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, các thuốc Tây Y trị viêm loét dạ dày có rất nhiều tác dụng phụ, nếu dùng kéo dài có thể sẽ gây ra những hậu quả xấu trên các bộ phận khác như rối loạn trí óc đối với người có tuổi, viêm thận kẽ, bí đái, loạn nhịp tim và hạ huyết áp, tăng men gan, viêm gan, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm tụy, liệt dương....

Nghiên cứu về thảo dược giúp tiêu diệt HP

Với những bất cập gặp phải trong phác đồ điều trị bằng thuốc Tây Y, ngày nay đa phần người bệnh đều được các chuyên gia định hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Mặc dù tác dụng chậm và liệu trình kéo dài nhưng lại tương đối an toàn, không tác dụng phụ, thích hợp trong việc chữa trị các bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, các sản phẩm trên thị trường không phải loại thảo dược nào cũng có tác dụng loại bỏ được vi khuẩn HP. Có rất nhiều sản phẩm chỉ tập trung vào giảm các triệu chứng của bệnh nên khi dừng uống là bệnh lại tái phát.

Qua quá trình nghiên cứu nhiều năm đã giúp các nhà khoa học đã phát hiện ra một hoạt chất được chiết tách từ tảo nâu của biển có cơ chế tiêu diệt HP độc đáo – FUCOIDAN. Đây là một polysaccarit với cấu trúc hóa học phần lớn là sulfat và fucopyranoside. Nhờ cấu trúc này,  fucoidan khi có mặt trong dạ dày sẽ bám vào thành dạ dày và tạo nên lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày nhất là những chỗ viêm loét làm hạn chế tác dụng của dịch tiêu hóa lên vết loét nhờ đó làm giảm đau. Đồng thời các nhóm sulfat trên phân tử Fucoidan sẽ tạo ra ái lực dính và ướt hấp thụ vi khuẩn HP rồi chuyển chúng từ dạ dày xuống ruột. Môi trường PH thay đổi từ acid của dạ dày sang kiềm của ruột sẽ làm cho vi khuẩn HP một phần bị tiêu diệt, phần còn lại bị loại thải ra ngoài theo phân. Kết quả nghiên cứu này đã mang lại bước đột phá, mở ra hướng mới giúp cho việc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng đạt hiệu quả cao, giảm tỉ lệ tái phát.


Tảo biển - nguồn chiết Fucoidan

Đặc biệt, các nhà khoa học tại Nhật Bản đã chứng minh Fucoidan còn có khả năng giết chết tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch giúp phát hiện và tấn công các tế bào ung thư. Điều này có ý nghĩa to lớn với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày bởi nếu bệnh không được điều trị, nguy cơ ung thư dạ dày hoàn toàn có thể xảy ra.

Lá khôi, bồ công anh, khổ sâm, cam thảo dây là bốn vị thuốc trong một bài thuốc y học cổ truyền nổi tiếng từ lâu đã được phân Hội đông y Thanh hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả. Chúng có tác dụng làm giảm độ acid của dạ dày, giảm đau, săn se vết loét kích thích lên da non và làm lành vết thương. Nghiên cứu gần đây còn cho thấy, Khổ sâm khi kết hợp với Bồ công anh nam sẽ giúp thay đổi môi trường thích nghi của vi khuẩn HP, làm hạn chế sự sống cũng như sinh sản của vi khuẩn này dẫn đến HP sẽ tự bị hủy diệt và ngừng sản sinh.
Nguồn: chuadaudaday.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.