Chuyên mục
Vì sao chúng ta lại nói dối vào ngày ‘Cá tháng Tư’?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vì sao chúng ta lại nói dối vào ngày ‘Cá tháng Tư’?

Thứ bảy 01/04/2017 04:05 GMT + 7
Ngày Cá tháng Tư hay còn gọi là Ngày nói dối diễn ra vào mùng 1/4 hàng năm. Nhân dịp này, mọi người có thể thoải mái trêu trọc nhau bằng những lời nói dối vô hại mà không sợ bị trách mắng.

Cá tháng Tư - Ngày nói dối. (Ảnh minh họa: Kênh 14).

Nguồn gốc của ngày Cá tháng tư

Có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư. Tuy nhiên câu chuyện được nhiều người biết đến nhất là sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của nước Pháp.

Theo đó, ngày Cá tháng Tư bắt đầu vào năm 1564 khi nước Pháp quyết định chuyển từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Cụ thể, lịch mừng năm mới của nước Pháp chuyển từ ngày cuối cùng của tháng 3 sang ngày 1/1.

Sự thay đổi này đã được công bố với mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết, vì thời đó thông tin chưa được tuyên truyền phổ biến như hiện nay.

Do đó, những người không biết vẫn tổ chức ăn mừng năm mới vào ngày mùng 1/4. Những người này bị cười nhạo và bị coi là những kẻ ngốc, họ còn bị gọi là “những con Cá tháng Tư”.

Một truyền thuyết khác thì cho rằng hành động “chơi khăm” trong ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ cuốn truyện “The Canterbury Tales” (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn người Anh Geoffrey Chaucer ra đời năm 1392.

Trong câu chuyện có một tình tiết là chơi chữ khiến độc giả nhầm lẫn. Chaucer ý muốn nói 32 ngày sau tháng Ba (tức ngày 2/5) nhưng độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 tháng 3 hoặc ngày 1/4.

Ngày 1/4 mọi người thường dành cho nhau những lời nói dối vô hại. (Ảnh minh họa: Internet).

Có nhiều người khác không đồng tình với giả thuyết trên, họ cho rằng Cá tháng Tư là một ngày nhằm đánh dấu việc kết thúc các lễ hội mùa xuân khi bắt đầu tháng 4.

Mặc dù có nhiều truyền thuyết xung quanh nguồn gốc của ngày 1/4, tuy nhiên cho đến nay ngày này vẫn được ghi nhận là một ngày lễ đặc biệt trong năm tại nhiều quốc gia như Ba Lan, Scotland hay Iran.

Những câu nói dối kinh điển

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng là nạn nhân của 1 trong những câu nói dưới đây:

“Anh ơi/Em ơi, khóa quần anh/em chưa kéo kìa”

Bất kỳ ai nghe câu nói này sẽ đều ngay lập tức hoảng hốt mà ngó xuống, hoặc nhẹ nhàng đưa tay túm lấy chiếc khóa quần để kéo lên. Dù có biết chắc hôm nay là ngày Cá tháng Tư thì bạn cũng không dám đánh liều.

“Em ơi, cúc áo bị tuột kìa”

 Cũng giống như chuyện tuột khóa quần, các cô gái cực kì sợ điều này. Bạn sẽ ngay lập tức nhìn xuống và lấy tay đóng cúc. Nhưng, bạn bị lừa rồi đó!

“Anh yêu em”

Câu nói này được rất nhiều chàng trai dùng để tỏ tình người phụ nữ mà mình theo đuổi.

Nếu như cô nàng tin và cũng nói yêu bạn thật, bạn có được người con gái của mình. Còn nếu cô nàng không đồng ý, bạn sẽ coi như đó là một trò đùa. Chẳng sợ mất sĩ diện.

(Ảnh minh họa: Internet).

“Xin lỗi, anh là gay”

 Điều này khiến bạn hoang mang vì hôm nay là ngày Cá tháng Tư. Bạn không biết có nên tin điều này không, nhưng ít ra nó cũng khiến bạn thấy sợ hãi.

“Xuống đi, anh đợi trước cửa”

 Nhiều người quên mất hôm nay là ngày Cá tháng Tư nên đã vội vàng chạy xuống trước cửa để ngóng 'người yêu'.

Nhưng chờ hoài, đợi mãi không thấy ai cả. Lúc đó, họ mới phát hiện ra mình bị lừa.

“Hôm nay tớ mời cậu đi ăn nhé”

Bạn thường rất háo hức với lời mời này nhất là khi người mời lại chắc như đinh đóng cột là nói thật, không lừa đâu. Nhưng kết quả vẫn ăn vố lừa khủng khiếp và hậu quả là phải một mình ngồi trong nhà hàng mà lòng đau như cắt.

Và câu lừa kinh điển nhất hiện nay là “Em có thai rồi” hoặc “Hai vạch rồi anh ơi”

Nhiều người đùa rằng 1/4 là Ngày quốc tế 2 vạch. (Ảnh minh họa: Internet).

Chắc chắn rằng các chàng dù đã kết hôn hay chưa mà nhận được tin nhắn này cũng đều sẽ vô cùng hốt hoảng. Mặc dù là Ngày nói dối nhưng vẫn khiến các chàng đứng ngồi không yên.

Tú Anh (T/H)
Nguồn: phapluatplus.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.