Chuyên mục
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông 17 năm không có 'của quý'
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Phẫu thuật thành công cho người đàn ông 17 năm không có 'của quý'

Thứ tư 24/05/2017 17:50 GMT + 7
Ca cấy ghép dương vật thứ 3 đã được thực hiện thành công trên cơ thể một người đàn ông bị mất “của quý” trong suốt 17 năm.

Sau 17 năm, vào ngày 21/4, người đàn ông giấu tên ở Nam Phi được các chuyên gia y khoa thuộc Đại học Stellenbosch (Nam Phi) và bác sĩ tại Bệnh viện Tygerberg ở Cape Town, cấy ghép thành công dương vật từ một người hiến tặng.

Sau gần 10 tiếng phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân này có những tiến triển khá tốt. Các bác sĩ hy vọng trong vòng sáu tháng sau khi cấy ghép, người đàn ông này sẽ lấy lại được tất cả chức năng vốn có của dương vật bao gồm tiết niệu và sinh sản.

Một điểm chưa được hoàn hảo đó là có sự khác biệt về màu sắc giữa dương vật của người hiến tặng và người nhận, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng điều này sẽ được khắc phục bằng phun xăm màu y tế vào cuối năm nay.

Bệnh nhân 40 tuổi này bị mất dương vật sau các biến chứng của tập tục cắt bao quy đầu truyền thống tại một số bộ lạc ở Nam Phi.

Giáo sư André van der Merwe, Trưởng khoa tiết niệu Đại học Stellenbosch, cho biết: “Bệnh nhân đang tiến triển rất tốt. Dương vật mới tương thích với cơ thể và các cấu trúc được nối lại đang hồi phục tốt".

Đây là lần thứ ba giáo sư Van der Merwe và các cộng sự thành công trong việc cấy ghép cho những đàn ông bị mất dương vật trong thời gian dài. Ca đầu tiên được thực hiện vào ngày 11/12/2014 cũng chính tại Bệnh viện Tygerberg, và lần thứ hai được hoàn thành tại Boston (Mỹ) vào tháng 5/2016.

Các chuyên gia y khoa thuộc Đại học Stellenbosch (Nam Phi) và bác sĩ tại bệnh viện Tygerberg ở Cape Town đã cấy ghép thành công dương vật mới cho người đàn ông mất của quý 17 năm. Ảnh: Stellenbosch University.

Để thực hiện được điều đó giáo sư Van der Merwe và nhóm của ông phải lên kế hoạch chuẩn bị cụ thể bắt đầu từ năm 2010.

Giáo sư Van der Merwe đã trải qua nhiều năm thử nghiệm trên tử thi để đảm bảo các dây thần kinh, mạch máu và các yếu tố khác phải được ghép nối một cách chính xác nhằm mang lại đầy đủ chức năng cho bộ phận mới.

Và không phụ sự kỳ vọng của ông, bệnh nhân đầu tiên đã phục hồi hoàn toàn chỉ sau thời gian hai năm. Thậm chí chỉ một năm sau ca phẫu thuật, người đàn ông này có thể quan hệ tình dục và khiến bạn gái mang thai.

Giáo sư Van der Merwe tỏ ra rất ngạc nhiên vì sự phục hồi nhanh chóng của bệnh nhân này bởi anh bị mất hầu như toàn bộ dương vật cũng vì tập tục cắt bao quy đầu.

Sau thành công ban đầu, vào năm 2016, nhóm của ông tiếp tục làm nên một kỳ tích nữa với trường hợp của Thomas Manning, người Mỹ. Manning được chẩn đoán mắc ung thư dương vật vào năm 2012 và phải cắt bỏ gần như hoàn toàn.

Sau hai cuộc phẫu thuật liên tiếp tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Manning đã có thể tiểu tiện bình thường và tự đi bộ được.

Van der Mewe cho biết thành công của các ca phẫu thuật này mang đến hi vọng cho những người đàn ông bị mất dương vật do ung thư, hoặc là phương án điều trị cuối cùng dành cho chứng rối loạn cương dương nghiêm trọng.

Mỗi năm, khoảng 250 người bị mất dương vật trong nghi lễ Ukwaluka được lưu truyền qua nhiều thế hệ tại bộ lạc Xhosa ở miền Đông Nam Phi.

Khoảng tháng 6 hàng năm, thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của một vụ thu hoạch mới, hàng nghìn bé trai được đưa đến những vùng hẻo lánh với một chiếc chăn và lương thực ít ỏi.

Sau một thời gian, các bé trai này được tham gia “lễ trưởng thành”, đó là việc cắt bao quy đầu được thực hiện bởi một “bác sĩ phẫu thuật” của bộ lạc mà không có bất kỳ một hình thức gây tê hay sát trùng nào. Bởi bộ lạc Xhosa quan niệm rằng những chàng trai chưa được cắt bao quy đầu thì chỉ được coi là “chưa lớn khôn”, đồng nghĩa với việc sẽ không được cưới vợ và ra ở riêng.

Nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác là nguyên nhân gây ra hàng loạt trường hợp tử vong cho nam thanh thiếu niên.

Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng các trường hợp thanh thiếu niên tham gia nghi lễ cắt bao quy đầu trên, nhưng theo báo cáo của WHO được thực hiện ở khu vực Đông và Nam Phi, khoảng 2% ở Nam Phi và 35% ở Kenya.

Minh Hải (Theo Daily Mail)
Nguồn: news.zing.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.