Chuyên mục
Người Trung Quốc 'đòi' ăn nông sản sạch và ngon của Nga
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chúng mày thích ăn sạch , Sao đất nước chúng mày lại chuyên sản xuất ra những đồ ăn , đồ dùng , thực phẩm độc hại và...

Người Trung Quốc 'đòi' ăn nông sản sạch và ngon của Nga

Thứ năm 25/08/2016 18:46 GMT + 7
Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang đòi hỏi các loại thức ăn thân thiện môi trường và chất lượng cao, nên các nhà xuất khẩu nông sản Nga có cơ hội lớn nhảy vào thị trường này.


Tranh mô tả Nga cung cấp thức ăn sạch cho người Trung Quốc

Theo trang Russia beyond the headlines ngày 24.8, vào giữa thập niên 1980, Liên Xô thuộc nhóm quốc gia hàng đầu về sản xuất lúa mì, củ cải đường, lúa mạch đen, sữa và gia súc. Nhưng sau đó ngành nông nghiệp Nga sa sút, phải mất 25 năm mới phục hồi.

Năm 2014, Nga áp lệnh trừng phạt các loại thức ăn phương Tây, khởi động chính sách nhập khẩu có trợ giá. Cuộc cạnh tranh về giá nông sản Nga đã tăng lên trong 2 năm qua vì đồng rúp mất giá mạnh. Vụ thu hoạch trong hai năm qua dẫn đến sự dư thừa nông sản ở Nga, tạo ra cơ hội tăng xuất khẩu qua Trung Quốc, nước tiêu thụ thức ăn lớn nhất thế giới. Năm 2015, dân Trung Quốc tiêu thụ 120 triệu tấn lúa mì, 150 triệu tấn gạo (chiếm 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu) và 57 triệu tấn thịt heo. 

Quỹ phát triển nông nghiệp Trung - Nga hiện đang xem xét khả năng tài trợ cho 17 dự án nông nghiệp ở vùng Viễn Đông Nga, theo một đại diện của Bộ phát triển Viễn Đông Nga nói với trang Russia beyond the headlines ngày 3.8. Người này còn cho biết sắp có 4 dự án được đầu tư 32 tỉ rúp (480 triệu USD). Quỹ này sẽ tập trung hỗ trợ các dự án sản xuất nông sản và lập cơ sở hạ tầng cần thiết, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu địa phương.

Cùng lúc, dân số Trung Quốc đang tăng, tổng số đất nông nghiệp giảm xuống, mức độ đô thị hóa đạt 55%, theo dữ liệu không chính thức. Lúc này nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng, khả năng sản xuất của Trung Quốc lại đang hạ. Lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được tình hình, đã kêu gọi chú trọng an ninh lương thực. Cuối năm 2015, Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc sẽ còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu lương thực. Từ đó, các viễn cảnh xuất khẩu trung hạn - dài hạn xem ra rất sáng cho các nhà sản xuất nông sản Nga.

Cùng lúc, sự hợp tác Nga - Trung hiện có nhiều vấn nạn. Trở ngại thứ nhất cản đường các nhà sản xuất nông sản Nga là thủ tục hành chính quan liêu ở Trung Quốc trong việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Các nhà quản lý Trung Quốc rất cẩn trọng trong việc cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường nông sản. Việc thương lượng để thịt Nga tham gia thị trường Trung Quốc đã mất hơn một năm.

Nga có thể xuất khẩu thịt vào thị trường Trung Quốc từ cuối năm 2016. Các vùng Nga giáp Trung Quốc - nhất là vùng Viễn Đông Nga - sẽ có một lợi thế trong việc xuất khẩu nông sản qua nước này. Đổi lại, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng Viễn Đông Nga sẽ chỉ giúp phát triển lĩnh vực nông nghiệp.

Đã có khung thể chế cho đường hướng này. Quỹ phát triển nông nghiệp Nga - Trung (mới lập) nhằm phát triển các dự án cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở vùng Amur (Nga), khu tự trị Do Thái và vùng Primorye. Quỹ dự tính đầu tư 200 tỉ rúp (3 tỉ USD) vào các vùng thuộc Viễn Đông Nga này.

Nông sản Nga có thể cạnh tranh hiệu quả ở một số mảng chưa có ai “chiếm” ở thị trường Trung Quốc. Hiện mức lương trung bình ở Trung Quốc đã cao hơn so với ở Nga. Cùng lúc, số dân trung lưu tăng lên bắt đầu đòi hỏi thức ăn đạt chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc thường bỏ qua chất lượng món ăn để chạy đua số lượng. Người tiêu dùng Trung Quốc thường đánh giá thức ăn Nga thân thiện môi trường vốn được nuôi trồng trên nhiều vùng đất lớn ở Nga. Thị trường thức ăn thân thiện môi trường chưa được các nhà sản xuất Trung Quốc chú ý. Nên bất chấp các sự phức tạp hiện tại, các viễn cảnh trung hạn và dài hạn cho các nhà xuất khẩu nông sản Nga xem ra rất tươi sáng. Không phải ngẫu nhiên mà trong nửa đầu năm 2016, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản Nga lớn nhất.

Bích Thủy
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.