Chuyên mục
Truyền thông quốc tế
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Truyền thông quốc tế "nín thở" vì chuyến thăm Hiroshima của ông Obama

Thứ sáu 27/05/2016 13:37 GMT + 7
Hôm nay (27/5), ông Barack Obama trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm thành phố Hiroshima, Nhật Bản.


Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Hiroshima kể từ sau Thế chiến thứ II.
(Ảnh: AFP)

Reuters dẫn nguồn tin cho hay, dư luận quốc tế gần như “nín thở” chờ các phản ứng từ Washington và Tokyo.

Không ít ý kiến cho rằng, việc ông Obama nhất quyết thực hiện chuyến đi lần này, bất chấp các ý kiến chỉ trích, giống như một lời xin lỗi không chính thức của người Mỹ sau khi quân đội nước này từng thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasakia tháng 8/1945.

Về phần mình, các phụ tá của ông Obama khẳng định, mục tiêu chính của chuyến viếng thăm của Tổng thống Mỹ tới Hiroshima – nơi ông sẽ đặt vòng hoa tại Công viên tưởng niệm hòa bình là một nỗ lực nhằm minh chứng cam kết về một thế giới không vũ khí hạt nhân của vị chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2009.

Không ít người Mỹ tin rằng, quyết định thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là hành động cần thiết để chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong khi, chính phủ Mỹ- Nhật đều hi vọng chuyến thăm thành phố này của ông Obama sẽ đưa mối quan hệ giữa hai bên lên một tầm cao mới.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố sẽ tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ II, nhưng sẽ không xin lỗi vì vụ đánh bom Hiroshima và Nagasaki trong quá khứ.

“Tôi đến Hiroshima, trước tiên để tưởng nhớ và tri ân hàng chục triệu sinh mạng đã nằm xuống trong thế chiến thứ II. Hiroshima nhắc nhở chúng ta về chiến tranh, những nỗi đau khổ và mất mát to lớn, đặc biệt với thường dân vô tội”, tờ Asashi Shimbun dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay (27/5).

Vẫn trên tờ Asashi Shimbun, có thông tin cho rằng tới 89% số người tham gia cuộc thăm dò cho biết, họ trân trọng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhà báo Takesita người Nhật Bản cho rằng, Mỹ và Nhật hiện nay không còn là kẻ thù, thay vào đó là một mối quan hệ đồng minh gắn kết, bền chặt.

Trang Sputnik của Nga hôm qua (26/5) dẫn nguồn tin cho hay, chuyến viếng thăm Hiroshima của Tổng thống Mỹ Obama được bảo đảm an ninh bởi 4.500 cảnh sát.

Hương Mai (Theo Reuters)

Lý do ông Obama không xin lỗi khi thăm Hiroshima

Chiều 27/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt chân tới Hiroshima, Nhật Bản, đánh dấu lần đầu người đứng đầu nước Mỹ tới thăm di tích vụ đánh bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.


Tổng thống Mỹ ôm chặt một nhân chứng sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử tại Hiroshima, Nhật

Tại Công viên Tưởng niệm Hoà bình Hiroshima, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “71 năm trước, trong một buổi sáng trời trong, thần chết từ trên trời dội xuống, toàn thế giới bị xoay vần... Một tia sáng chớp qua, mang theo bức tường lửa phá huỷ cả một thành phố. Sự kiện đó chứng minh, loài người sở hữu những phương tiện có thể phá huỷ nhân loại”.

Những lời chia sẻ của Tổng thống Mỹ đượm màu buồn và thất vọng nhưng ông dừng lại trước lời xin lỗi. Trước đó, Tổng thống Mỹ đã đặt vòng hoa tưởng niệm trên bia mộ ghi dòng chữ bằng tiếng Nhật: “Hãy để tất cả linh hồn yên nghỉ; Vì chúng ta sẽ không bao giờ để tội ác lặp lại”.  “Tại sao chúng ta lại tới đây, tới Hiroshima? Chúng ta đến để ngẫm lại những điều kinh khủng từng xảy ra trong quá khứ không xa. Chúng ta đến để tưởng nhớ những người đã khuất” – ông Obama nói thêm

Tổng thống Mỹ để lại bút ký tại Bảo tàng, bày tỏ hy vọng thế giới sẽ “cùng nhau xây dựng lòng can đảm, truyền bá hoà bình và theo đuổi thế giới không có vũ khí hạt nhân”.

Trong chuyến thăm lần đầu tiên của một Tổng thống Mỹ tới Hiroshima, ông Obama gặp một số người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử và ông đã ôm chặt một nhân chứng trong vụ Hiroshima. Nhiều người trong số nhân chứng vụ Hiroshima từng chỉ là những đứa trẻ khi vụ đánh bom xảy ra cướp đi sinh mạng của 140.000 người.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ khẳng định, Tổng thống Obama sẽ không xin lỗi vì quyết định đánh bom nguyên tử của Tổng thống tiền nhiệm. Bởi lời xin lỗi đó sẽ gây tranh cãi sâu sắc tại Mỹ cũng như ở Trung Quốc và Hàn Quốc – những nước từng chịu đàn áp dã man và hung ác của Phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ II.

Trang Trần (Theo Reuters)

Nguồn: baogiaothong.vn, baogiaothong.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.