Chuyên mục
Ngày Cá tháng Tư & Trịnh Công Sơn:
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ngày Cá tháng Tư & Trịnh Công Sơn: "Để gió... không cuốn đi!"

Thứ tư 01/04/2015 04:09 GMT + 7
Một nhà lưu niệm có nhiều hình ảnh, tư liệu độc đáo về nhạc sĩ tài ba Trịnh Công Sơn chưa nhiều người biết. "Sống trong đời cần một tấm lòng / Để gió cuốn đi..."

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cầm đàn, nhà báo Nguyễn Công Khế (thứ hai, trái qua) trong một lần gặp gỡ bạn bè. Ảnh tư liệu

1. Hôm nay là 1.4. Cũng là ngày Cá Tháng Tư. Ngày bạn có thể nói dối... toàn thế giới. Nhưng có một sự thật hoàn toàn không nói dối tí nào đó là ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời!

Một sự thật, mất mát, hẫng hụt cho những người Da vàng yêu nhạc Trịnh!

Và nỗi trống vắng này, theo tôi còn lưu mãi về sau nữa! Sự vĩ đại của người nhạc sĩ tài năng vẫn còn dấu vết trong mỗi ca khúc - gia tài cả đời Trịnh chắt chiu. Khi trái tim chúng ta rung động, đôi môi cất lên một lời hát, một giai điệu của người nhạc sĩ Da vàng có nghĩa ông còn hiện diện, còn sống mãi!...

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (bìa trái) và nhà báo Nguyễn Công Khế (bìa phải) trong Ban Giám Khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 
 
Và tôi, một ca sĩ vẫn đi hát nhạc ông dưới ánh đèn sân khấu mỗi đêm. Không phải chương trình nào cũng phù hợp với nhạc Trịnh Công Sơn nhưng mỗi khi có dịp tôi thường không bỏ qua. Tôi yêu những ca khúc của Trịnh từ độ sắc lạnh, đỉnh cao, uyên thâm về ngôn ngữ - lời bài hát cũng như sự giản dị chia sẻ rộng khắp của giai điệu. Từ bài hát Trịnh Công Sơ nối rộng những vòng tay. Từ trái tim đến trái tim.

Nói không quá, Trịnh là tâm hồn Việt Nam nhất là khi quy chiếu từ điểm nhìn thế giới!

Tôi đã hát ca khúc Hạ Trắng của Trịnh trong Liveshow mini "Bắt đầu lại thôi" đầu tay của mình. Tôi chưa bao giờ quên được cảm giác thăng hoa của mình khi biểu diễn và sự chia sẻ hết mình của khán giả.

Cám ơn các bạn vì yêu Trịnh Công Sơn mà dành sự ưu ái cho tôi, người ca sĩ thể hiện. 

Ca sĩ Khánh Loan trình diễn "Hạ Trắng" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


2. Tôi muốn kể lại những kỷ niệm của mình trước khi đến với nhạc Trịnh. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã  hòa bình. Và cuộc sống của mỗi người trong thế hệ chúng tôi chỉ biết đi học và tận hưởng những thành quả của các thế hệ ông cha để lại! Chỉ lắng nghe tìm hiểu hơi thở của một thời hào hùng qua sách báo, phim ảnh, lời kể của mẹ cha và đặc biệt là âm nhạc.

Trong kho tàng văn hóa, từ nhỏ tôi đã gắn liền với những giai điệu mộc mạc tưởng chừng như đơn giản gần gũi tận ngóc ngách của nhiều con phố. Còn nhớ, tiếng guitare réo rắt của một cậu bạn học cùng lớp 11 của tôi trong một đêm lửa trại: "Rừng núi dang tay nối lại biển xa / Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...". (Nối vòng tay lớn - TCS). Giai điệu ấy, không khí ấy đầu tiên vang lên, vừa thân quen, vừa xa lạ nhưng đã theo tôi đến mãi bây giờ.

Với tôi nhạc Trịnh là tình yêu, là hòa bình kết nối những trái tim yêu thương!

Là những gì có thể giải thích hầu hết những câu hỏi triết lí của cuộc đời. "Sổng trong đời sống cần có một tấm lòng / Để làm gì anh biết không?. Để gió cuốn đi".  Và với tôi nhạc Trịnh còn là những chuyện tình mộng mị không tưởng ngay cả khi đi sâu vào cơn mê của cuộc đời "Lối em đi về trời không có mây, đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy!" Trong Hạ Trắng đã làm cho tôi cuốn mình trong giữa chừng của biên giới sống chết tuyệt vời của một tình yêu bất hủ.

Đó chính là nguyên nhân tại sao tôi chọn các ca khúc này của ông đem vào trong cuộc sống âm nhạc của tôi! Nó vượt qua biên giới, qua không gian và thời gian. Nó đem chúng tôi trở về với thế hệ cha mẹ, của những thanh niên Việt Nam anh hùng máu lửa nhưng không bao giờ kém đi phần lãng mạn yêu đời..

"Tôi là ai, là ai? Mà yêu quá đời này. Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng... / Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh...".

Khánh Loan trình diễn  "Để Gió Cuốn Đi" nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


3. Trong bài viết nhỏ nhớ Trịnh nhân ngày Cá tháng Tư này tôi muốn kể một câu chuyện có thật về một nhà lưu niệm có nhiều tư liệu quý giá về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng không nhiều người biết! Đó là nhà lưu niệm Báo chí và Văn Nghệ sĩ của nhà báo Nguyễn Công Khế ở biệt thự Quế Mì - Quận 9 TP.HCM.

Tình cờ, một lần cùng bạn bè văn nghệ đến chơi tôi mới phát hiện đây là một địa chỉ văn hóa độc đáo mà theo tôi cần đưa vào Cẩm nang địa chỉ du lịch cho khách yêu văn hóa và nghệ thuật tham quan khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

Bởi rất nhiều tư liệu quý báu về nghề, về báo Thanh Niên, cũng như cuộc đời sôi nổi và phong phú của một Nhà báo nổi tiếng thông qua những hình ảnh cực kỳ quý báu được dày công sưu tầm được trưng bày khiêm tốn, giản dị ở đây! Trong khi là những tư liệu rất cần thiết cho các bạn trẻ hay sinh viên nghiên cứu văn hóa và báo chí!

Và đặc biệt hơn cả, nhiều tư liệu quý hiếm về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên tôi được nhìn thấy ở nhà lưu niệm này! Tôi đã thú vị đến ngỡ ngàng và sững sờ!

Ca sĩ Khánh Loan, nhà báo Nguyễn Công Khế, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Hoàng Diễm Phúc tại nhà lưu niệm có nhiều hình ảnh quý về Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 

 Nhà báo Nguyễn Công Khế cho biết với ông, Trịnh Công Sơn là một người bạn quý! Ông và Trịnh Công Sơn có nhiều kỷ niệm đẹp từ ngày còn sống với bao vui buồn! Năm nào ông cũng muốn làm một điều gì đó cùng gia đình Trịnh để tưởng niệm một người Anh, người Bạn tài hoa của mình! Ví dụ như đó là một cuộc thi cảm xúc từ ngàn ngàn độc giả trên đất nước không phân định tuổi tác viết về các bài hát bất hủ của Trịnh. Hay các đêm nhạc Trịnh - để vòng tay nối những vòng tay lớn mãi!

Để hát lên những ca khúc như lộc xanh cuộc đời, như ngọc châu thân phận...

Vâng!, như Trịnh đã viết: "Sống trong đời cần có một tấm lòng / Để gió cuốn đi..."

Khánh Loan
Nguồn: Một thế giới
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.