Chuyên mục
Xa hơn... nỗi sợ bên trong
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Xa hơn... nỗi sợ bên trong

Thứ hai 10/09/2018 17:33 GMT + 7
Vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skipal và con gái bị sát hại ở Anh hồi tháng 3 đang nóng trở lại khi các công tố viên Anh thông báo đã có đủ chứng cứ để buộc tội hai công dân Nga liên quan đến âm mưu này. Câu chuyện Skipal sẽ còn kéo dài, nhưng điều người ta rút ra là dường như “hội chứng gián điệp” đang làm sống lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, làm gia tăng nguy cơ hiện hữu phương pháp “tổng lực” với những nỗi sợ bên trong vượt ra khỏi phạm vi biên giới. Và đó là câu chuyện mà Mỹ và Nga đang là nhân vật chính.


Cảnh sát Anh bên ngoài khách sạn hai nghi phạm công dân Nga từng tạm trú tại quận Bow, London (Anh). Ảnh: Guardian

Chiến tranh Lạnh sắp trở lại?

Thoạt nhìn, vụ bê bối gián điệp mới nhất trong quan hệ Nga-Mỹ có vẻ khá khôi hài. Các nhân viên mật vụ Mỹ đã phải kiểm tra kỹ quả bóng đá mà Tổng thống Vladimir Putin tặng cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp tại thủ đô Helsinki để xem có gắn thiết bị nghe trộm không. Tuy nhiên, thời điểm việc này diễn ra lại trùng hợp với một sự kiện nghiêm trọng hơn, đó là việc bắt giữ “điệp viên Nga” Maria Butina ở Mỹ ngay sau khi cuộc gặp thượng đỉnh Helsinki kết thúc.

Trước đây, điều tương tự cũng đã xảy ra vào tháng 6/2010, khi 10 điệp viên Nga bị bắt ngay sau cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Dmitry Medvedev ở Washington. Liệu đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là một xu hướng đáng báo động?

Câu hỏi đặt ra là “hội chứng gián điệp” hiện nay là sự quay trở lại thời Chiến tranh Lạnh hay đằng sau hội chứng đó là dấu hiệu của một giai đoạn mới nguy hiểm hơn trong quan hệ Nga-Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp hiện nay về cơ bản đang phơi bày một bầu không khí khác biệt, dựa vào bối cảnh của một chiến dịch chưa từng có được Mỹ phát động vào cuối năm 2016 liên quan đến "sự can thiệp của Nga" trong cuộc bầu cử Mỹ. Hiện nay trong Thượng viện Mỹ thường xuyên có những lời kêu gọi trừng phạt Nga thông qua các biện pháp cấm vận, đơn giản vì Nga “đã làm xói mòn nền dân chủ Mỹ, đe dọa thể chế nhà nước Mỹ”.

Về phần mình, Moscow chỉ đơn giản không thể hiểu tại sao mình phải tốn hàng tỷ USD để đảm bảo cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khi mà vị tổng thống đó cũng chỉ là người có tư tưởng thù địch như tất cả các vị tổng thống tiền nhiệm của Mỹ. Song dường như Washington nhìn nhận vấn đề này một cách hoàn toàn khác. Họ coi một số hoạt động của Nga trên các mạng xã hội là bằng chứng cho thấy Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Những cáo buộc này gần như là lố bịch, vì các cử tri Mỹ có thể không quan tâm đến các tài khoản lạ trên mạng Internet. Họ cũng không cần đọc hoặc chú ý đến những thông tin được đăng trên các tài khoản này. Đây là lần đầu tiên kể từ giữa những năm 1950, người Mỹ cảm thấy bị tổn thương trước một kẻ thù bên ngoài.

Nỗi sợ bên trong

Nếu Mỹ bắt đầu sợ hãi trước sự can thiệp từ bên ngoài như vậy thì có nghĩa là họ đã không còn tự tin vào sức mạnh của nền dân chủ của mình. Bất kỳ ai từng xem đất nước mình là “tốt nhất trên thế giới” đều không thể đánh giá cao bất kỳ thông tin tiêu cực nào về đất nước của họ. Chiếu theo những tuyên bố của các thượng nghị sỹ Mỹ thì người dân Mỹ không thể coi đất nước của họ là "tốt nhất thế giới" nếu cuộc bầu cử Mỹ có thể dễ dàng bị thao túng bởi các tài khoản nước ngoài trên mạng xã hội.

Để đáp trả “những hành động can thiệp của Nga”, dường như đã xuất hiện một chiến dịch huy động toàn bộ xã hội Mỹ: từ việc phong tỏa sự truy cập của đối phương vào không gian thông tin mạng, hạn chế quyền của công dân Nga sống tại Mỹ, cho đến việc hạn chế quyền của công dân Mỹ khi truy cập thông tin từ bên ngoài. Và đây chính là những biện pháp đang được sử dụng tại Mỹ: Chiến dịch hạn chế quyền phát sóng của kênh truyền hình Russia Today và đài phát thanh Sputnik của Nga tại Mỹ đang nóng lên, trong khi những quy định chặt chẽ hơn về quảng cáo chính trị trên Facebook cũng đang được áp dụng.

Trong Chiến tranh Lạnh, người Mỹ thích nói về cách Liên Xô "bóp nghẹt những tiếng nói trên đài phát thanh” như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và các đài phát thanh tự do. Theo các chuyên gia Mỹ, đây là bằng chứng về sự kém hiệu quả của Liên Xô khi phải ngăn chặn công dân mình nghe đài phát thanh phương Tây. Giờ đây, Mỹ lại sử dụng đúng biện pháp này của Liên Xô.

Nếu nói là "nguy hiểm" cho người dân Mỹ khi nghe các phương tiện truyền thông Nga, thì có nghĩa là họ đã không còn tự tin vào đất nước cũng như hệ thống chính sách của mình. Như George Kennan (chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Nga/Liên Xô, người được coi là cha đẻ của Chiến lược kiềm chế hay còn gọi là Chiến lược ngăn chặn) từng nói, người thua cuộc sẽ luôn là người hạn chế thông tin, trong khi người chiến thắng sẽ là người tích cực phổ biến nó.

Và xa hơn thế

Người ta nói rằng làn sóng bê bối gián điệp và hạn chế truyền thông chỉ là động thái đầu tiên dẫn đến khả năng sử dụng tổng hợp các biện pháp để đưa các lực lượng vũ trang và các cơ quan của chính phủ vào tình trạng thiết quân luật. Nói cách khác, đó là biện pháp “tổng lực”, là khả năng sử dụng rộng rãi các phương pháp quản lý bằng quân sự (sức mạnh) để đạt được các mục tiêu nhất định. Phương pháp này có vẻ lỗi thời trong thế giới hiện đại, với xu hướng toàn cầu hóa, sự cởi mở và dân chủ, nhưng không có nghĩa là nó không thể quay trở lại, với một cách thức hoàn toàn mới.

Nền dân chủ tự do cổ điển đang phải đối mặt với một thách thức mới khi bước vào thế kỷ XXI. Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp dễ dàng thao túng tâm lý công chúng và ảnh hưởng đến thái độ cử tri một cách nhanh nhất. Trong quá khứ, về mặt kỹ thuật thì quá trình bỏ phiếu, thu thập và kiểm phiếu phải mất thời gian tương đối dài. Còn bây giờ, quá trình này diễn ra gần như tức thời và có kết quả ngay. Điều đó có thể khiến các thể chế dân chủ gặp nguy hiểm, thậm chí ở Mỹ. Có lẽ việc huy động tổng lực chống lại cái gọi là “kẻ thù nguy hiểm” sẽ cho phép xã hội Mỹ chuyển sang nền dân chủ “dễ quản lý” hơn.

Khó có khả năng biện pháp “tổng lực” sẽ thống trị thế giới. Tuy nhiên, khi số lượng các thành phần, lực lượng được huy động tăng lên thì sự thù địch giữa Mỹ và Nga hay giữa các quốc gia khác cũng sẽ tăng lên. Khi đó, sự thù địch làm chúng ta nhớ đến không phải thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà là thời kỳ xa hơn thế.

Hồng Ngọc (Theo RIAC)
Nguồn: bienphong.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.