Chuyên mục
Vladimir Putin - Nhân tố
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vladimir Putin - Nhân tố "bí ẩn" giải quyết khủng hoảng Mỹ - Triều Tiên

Thứ sáu 19/05/2017 09:12 GMT + 7
Nếu Mỹ không muốn phải dùng vũ lực để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Washington chỉ còn cách hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Bloomberg, việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thỏa hiệp với điện Kremlin được xem là một trong những ý tưởng khó thực hiện nhất hiện nay. Song liên quan tới vấn đề Triều Tiên, Mỹ sẽ không thể giải quyết vấn đề này mà không có sự hỗ trợ từ Nga. Bởi trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần khẳng định sẽ tái thiết quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chứ không chỉ có Trung Quốc mới quan hệ với Bình Nhưỡng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần khẳng định tái thiết quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Hôm 14/5, Triều Tiên đã cho phóng thử một tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn được cho là vươn tới căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam. Theo báo cáo của Mỹ, tên lửa Triều Tiên phóng thử nghiệm đã rơi xuống vùng biển Nhật Bản và chỉ cách thành phố cảng Vladivostok của Nga 96 km về phía nam. Tuy nhiên, trái với phản ứng mạnh mẽ và chỉ trích từ phía Mỹ cùng một số quốc gia, Tổng thống Putin tuyên bố: "Chúng ta cần quay trở lại bàn đàm phán với Triều Tiên đồng thời chấm dứt hành động bắt nạt cũng như tìm ra giải pháp hòa bình cho những vấn đề hiện nay". 

Thực tế, mối quan hệ kinh tế với Triều Tiên dường như không có bất cứ ý nghĩa quan trọng nào với các nước trên thế giới. Cụ thể, trong hơn 10 năm qua, quan hệ thương mại giữa Triều Tiên và Nga chưa đạt tới con số 100 triệu USD/năm. Mặc dù trong thập niên 70 và 80, Liên Xô cũ là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Theo đó, Liên Xô cũ chiếm tới 53% tổng doanh thu thương mại của Triều Tiên và đạt 2,2 tỷ USD vào năm 1990. Còn hiện tại, bất chấp tốc độ tăng trưởng hợp tác giữa hai nước còn chậm nhưng Triều Tiên và Nga đã đặt ra mục tiêu đưa thương mại hai nước tăng lên 1 tỷ USD/năm vào năm 2020.

Tuy nhiên, thương mại không phải là bằng chứng rõ nét nhất cho niềm tin của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Nga. Sự ngưỡng mộ mà Triều Tiên dành cho Nga chính là khả năng "tự cung tự cấp" và sự giúp đỡ của Moscow với Bình Nhưỡng trong những giai đoạn khó khăn.

Điển hình vào tháng 5/2014, chưa đầy 2 tháng sau khi Nga quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine và phương Tây tìm cách trừng phạt Moscow, Tổng thống Putin vẫn ký quyết định xóa bỏ 90% khoản nợ trị giá 11 tỷ USD cho Triều Tiên. Ngoài ra, 10% khoản nợ còn lại sẽ được dùng cho các dự án chung giữa Nga và Triều Tiên. Cùng năm 2014, Nga đã chuyển cho Triều Tiên 50.000 tấn lúa mì và xem đây là hoạt động cứu trợ nhân đạo. 

Về phần mình, Triều Tiên cũng đang giúp Tổng thống Putin hiện thực hóa nhiều dự án con cưng ở vùng Viễn Đông. Theo đó, khoảng 50.000 người Triều Tiên hiện đang làm việc tại các công trường xây dựng và khu vực khai thác gỗ tại Nga. Trước đó vào năm 2010, số công dân Triều Tiên làm việc tại Nga chỉ là 21.000 người.

Bất chấp nỗ lực gây sức ép cũng như áp đặt lệnh trừng phạt tăng cường từ cộng đồng quốc tế, Nga đang giúp Triều Tiên vực dậy nền kinh tế. Trong năm 2013, Nga đã hoàn thành sửa chữa tuyến đường sắt nối với Triều Tiên. Còn trong tháng này, hoạt động đi lại qua phà kết nối thành phố cảng Vladivostok của Nga và Rason của Triều Tiên cũng chính thức đi vào hoạt động. 

Việc Nga đổ tiền đầu tư kết nối kinh tế với Triều Tiên không chỉ nhằm thu về lợi nhuận mà giống như Trung Quốc, Moscow muốn Bình Nhưỡng trở thành một vùng đệm an toàn để ngăn chặn các binh sĩ Mỹ hoạt động ở Hàn Quốc tiến lại gần biên giới quốc gia. Do đó, thay vì phản đối trực tiếp Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, Nga rất hy vọng quân đội Triều Tiên sẽ ngày càng hùng mạnh. Đây cũng là lý do mà khác với tuyên bố của Nhà Trắng về việc tên lửa Triều Tiên phóng hôm 14/5 rơi gần thành phố cảng Vladivostok, Moscow lại khẳng định tên lửa Triều Tiên rơi cách lãnh thổ Nga 500 km.

Bản thân ông Kim thừa hiểu Triều Tiên hiện được xem là một vùng đệm an toàn do đó, việc Mỹ triển khai tấn công quân sự là điều không thể. Bởi một cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực biên giới Nga và Trung Quốc. Do đó, Triều Tiên đã liên tiếp cho phóng thử tên lửa để ngăn chặn Mỹ có hành động tấn công trước đồng thời duy trì vị thế "láng giềng quan trọng nhất" đối với Nga và Trung Quốc. Do đó, nếu Trung Quốc không thể dùng tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế để kiềm chế Triều Tiên, Mỹ chỉ còn cách thỏa hiệp với Nga để Moscow thương thuyết với Bình Nhưỡng

Song trong hoàn cảnh hiện nay, với chính quyền Mỹ đương nhiệm, nói chuyện với Nga trở thành vấn đề "nhạy cảm hơn" cả nói chuyện với Triều Tiên. Nhưng nếu không nói chuyện với Nga, Mỹ sẽ không thể ngăn tham vọng hạt nhân cũng như mối đe dọa an ninh ngày càng gia tăng từ Triều Tiên. Nói cách khác, nếu Mỹ không muốn phải dùng vũ lực để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Washington chỉ còn cách hợp tác với Tổng thống Putin.

Minh Thu (lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.