Chuyên mục
Vì sao Mỹ phản đối Nga ném bom phiến quân Syria?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vì sao Mỹ phản đối Nga ném bom phiến quân Syria?

Chủ nhật 04/10/2015 16:28 GMT + 7
Theo nhà nghiên cứu Tony Cartalucci,  Nga ném bom phiến quân được Mỹ hậu thuẫn là do Washington cố tình dung dưỡng al-Qaeda và IS lật đổ chế độ Assad.

Cùng với một số phóng viên phương Tây khác, nhà báo Australia Lauren Williams đưa tin Nga đã tiến hành các cuộc ném bom phiến quân ở  Homs và Hama, nơi không có các hang ổ của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS.

Những mục tiêu không kích của máy bay Nga ở Syria trong 48 giờ đầu tiên.

Trong bài viết đăng trên The Interpreter, nhà báo Lauren Williams dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói: "Các khu vực xung quanh Homs và Hama không có các điểm nóng ISIS (IS). Trong thực tế, những địa điểm này được biết đến là thành trì của các lực lượng phiến quân ôn hòa được Mỹ hậu thuẫn và một cửa ngõ chiến lược quan trọng dẫn đến khu vực ven biển của những người Alawite ủng hộ (Tổng thống) Assad". 

Nhưng thế nào là "lực lượng nổi dậy ôn hòa" ở Syria và nó đến từ đâu?

Từ Bangkok, nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci khẳng định: "Ngay từ đầu (cuộc nội chiến Syria), chưa bao giờ có ‘quân nổi dậy ôn hòa’ ở Syria. Bắt đầu từ năm 2007, nhiều năm trước khi cuộc nội chiến Syria nổ ra, Mỹ đã quyết định hỗ trợ  cho Tổ chức ‘Anh em Hồi giáo’ ở Syria – một cánh chính trị của al-Qaeda - và bắt đầu vũ trang cho phiến quân có liên hệ với al-Qaeda”. 

Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, Seymour Hersh, chỉ ra rằng ngay từ  đầu những năm 2000, chính quyền Bush đã quyết định "sắp xếp lại những ưu tiên của Mỹ ở Trung Đông”. Kể từ thời điểm đó, Washington đã đứng về phía những người Hồi giáo Sunni, hợp tác với các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út chống lại người Shiite được Iran hậu thuẫn. Để làm suy yếu vị thế của trục Iran-Syria trong khu vực, Mỹ đã tiến hành một loạt các hoạt động bí mật nhằm chống lại Tehran và Damascus. Theo nhà báo Seymour  Hersh, "một sản phẩm phụ của các hoạt động này là các nhóm cực đoan Sunni  thù địch với Mỹ và đồng cảm với al-Qaeda”. Ông Hersh cũng tiết  lộ rằng trong khoảng thời gian đó, nhóm cực đoan “Anh em Hồi giáo” ở  Syria đã được nhận kinh phí và hỗ trợ của Mỹ thông qua Ả-rập Xê-út. 

Nhà báo  Seymour Hersh dẫn lời các cựu quan chức CIA và Nhà Trắng cho biết trong những năm 2000, nhà lãnh đạo của Mặt trận cứu quốc Syria -  một liên minh giữa các nhóm đối lập Syria và tổ chức “Anh en Hồi giáo” – là Abdul Halim Khaddam (cựu Phó Tổng thống Syria đào thoát vào năm 2005) đã nhận được hỗ trợ tài chính-chính trị của Mỹ.

Các chi nhánh al-Qaeda tại Syria, đáng chú ý nhất là Mặt trận al-Nusra, đi đầu trong cuộc chiến do Mỹ hậu thuẫn chống lại Damascus. 

Nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci nhận định: "Đến năm 2011, các chi nhánh al-Qaeda tại Syria, đáng chú ý nhất là Mặt trận al-Nusra, bắt đầu hoạt động trên toàn quốc và đi đầu trong cuộc chiến do Mỹ hậu thuẫn chống lại Damascus. Đến năm 2012, khi Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê Mặt trận al-Nusra là một tổ chức khủng bố, chi nhánh của al-Qaeda này chính là lực lượng  lớn nhất và mạnh nhất chống chính phủ Syria trên chiến trường”.  

Nhà nghiên cứu Cartalucci nhấn mạnh rằng trong khi Washington cố tìm cách thuyết phục dư luận rằng cuộc nổi dậy chống Assad là do phe đối lập “ôn hòa” phát động, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Kể từ năm 2011, al-Qaeda và  chi nhánh của nó là Mặt trận al-Nursa là lực lượng chính cầm đầu cuộc nội chiến Syria.  Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn viết: “Kể từ tháng 11/2011, Mặt trận al-Nusra đã tiến hành gần 600 cuộc tấn công – trong đó có hơn 40 cuộc tấn công tự sát  -  tại trung tâm các thành phố lớn như Damascus, Aleppo, Hama, Dara, Homs, Idlib và Dayr al-Zawr. Trong các cuộc tấn công nhiều thường dân Syria vô tội đã bị giết chết ".  

Hơn nữa, rất nhiều những đám chiến binh "đối lập"  không phải là công dân Syria. Nhà nghiên cứu Cartalucci  dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào lúc bắt đầu cuộc chiến chống chính phủ Assad (2011), Qatar đã phát hành hộ chiếu Syria giả cho các chiến binh thánh chiến al-Qaeda để thuyết phục dư luận thế giới rằng họ là quân nổi dậy chứ không phải lính đánh thuê nước ngoài.  

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông phương Tây mới đây đưa tin đám quân quân nổi dậy “ôn hòa” ít ỏi do Mỹ đào tạo  đã “đào tẩu hàng loạt” ngay từ khi bước vào lãnh thổ Syria. Về việc này nhà phân tích Cartalucci cho rằng  đây chính là bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy “ôn hòa” là không đáng kể. (Theo một viên tướng Mỹ, hiện chỉ còn 4-5 chiến binh nổi dậy “ôn hòa” được Mỹ đào tạo đang cầm súng chống IS). Theo ông Cartalucci, Mỹ đã gián tiếp cung cấp vũ khí tinh vi hiện đại cho các lực lượng Hồi giáo cực đoan  thông qua chương trình huấn luyện quân nổi dậy “ôn hòa” dự kiến tiêu tốn 500 triệu USD. 

Chính vì vậy, nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci  cho rằng Nga không ném bom quân nổi dậy “ôn hòa” (vì lực lượng này hầu như không tồn tại ở Syria) mà là không kích các tổ chức khủng bố đang hoạt động dưới ngọn cờ al-Qaeda và nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo. 

Minh Châu
Nguồn: kienthuc.net.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.