Chuyên mục
Úc, Hàn có thể 'phản bội' Mỹ trong chiến lược bao vây Trung Quốc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Úc, Hàn có thể 'phản bội' Mỹ trong chiến lược bao vây Trung Quốc

Thứ tư 06/05/2015 03:30 GMT + 7
Cái lưới mà Mỹ giăng ra bao vây Trung Quốc đang ngày càng thít chặt dần. Nhưng điều đó không có nghĩa là cái lưới mà Mỹ đang giăng ra không có điểm yếu. Điểm yếu trong mạng lưới ấy, lại đến từ chính những mắt xích có vẻ vững chắc nhất là những đồng minh của Mỹ, là Hàn Quốc và Úc.

Hải quân Hàn Quốc trong một cuộc tập trận với Mỹ

Thế giới đang chứng kiến những nỗ lực lớn từ phía tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc hoàn tất những bước đi cần thiết trong việc thiết lập chiến lược tổng hợp ở châu Á Thái Bình Dương. Tăng cường mối liên hệ giữa các đồng minh trong khu vực về chính trị và an ninh, lôi kéo các nước trong khu vực tham gia hệ thống vành đai quanh Trung Quốc, cố gắng hoàn tất TPP như một nước cờ quyết định giảm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. 

Cái lưới mà Mỹ giăng ra xung quanh Trung Quốc đang ngày càng thít chặt dần. Nhưng điều đó không có nghĩa là cái lưới mà Mỹ đang giăng ra không có điểm yếu. Điểm yếu trong mạng lưới ấy, lại đến từ chính những mắt xích có vẻ vững chắc nhất là những đồng minh của Mỹ, là Hàn Quốc và Úc.

Nhìn bề ngoài, một sự suy yếu trong quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh của mình ở châu Á Thái Bình Dương đối với vấn đề đối phó với Trung Quốc có vẻ như là điều không thể xảy ra. Hầu hết các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương đều có mặt trong những động thái gần nhất của Mỹ để gia tăng áp lực với Trung Quốc thời gian gần đây. 

Cuộc tập trận ở biển Đông của Mỹ có sự tham gia của hai đồng minh là Philippins và Úc, trong khi đó hội nghị ba bên giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc để bàn về việc tăng cường quan hệ hợp tác an ninh cũng được diễn ra ở Washington. Người Mỹ đang chứng tỏ họ đang duy trì hệ thống đồng minh của mình trong khu vực rất tốt, để có thể huy động những đồng minh này bất cứ lúc nào. Nhưng thực chất liệu có đúng như thế?

Những nhà phân tích dễ dàng nhận ra điều bất thường trong trận tập trận chung giữa Mỹ - Philippines - Úc như một động thái đáp trả trực tiếp việc Trung Quốc mở rộng phi pháp các đảo san hô trên biển Đông. Trong khi tổng quân số Mỹ và Philippines tham gia cuộc tập trận lên tới hàng ngàn binh sĩ, thì số lượng binh sĩ Australia tham gia chỉ dừng lại ở con số hơn 60 người. Với số lượng binh sĩ khiêm tốn đó, sự tham gia của Australia mang ý nghĩa hình thức nhiều hơn. 

Có thể giải thích rằng những tranh chấp trên biển Đông ảnh hưởng đến Philippines nhiều hơn là đến Úc và người Úc không cần điều động quá rầm rộ cho một cuộc tập trận mang ý nghĩa hình thức. Nhưng nó cũng được xem là hệ quả của việc đường lối ngoại giao của Úc với Trung Quốc đang thể hiện những dấu hiệu nhân nhượng. 

Thủ tướng Úc Tony Abbott không ít lần thừa nhận thẳng thắn với những nhà ngoại giao Mỹ rằng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Úc đang ngày càng tăng, và thậm chí là đang lớn hơn ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở các nước phương Tây khá nhiều. Với vai trò đồng minh của Mỹ, Úc không từ chối nghĩa vụ của mình. Nhưng trừ trường hợp bắt buộc cần thiết, thì Úc cũng không muốn làm mất lòng Bắc Kinh một cách không cần thiết.

Nhưng những vấn đề của Úc vẫn chưa thấm vào đâu so với Hàn Quốc. Nếu có một đồng minh nào bất mãn nhất với Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương thì đó phải là Hàn Quốc. Đã từ lâu người Hàn Quốc luôn tin rằng Mỹ luôn ngả về phía Nhật Bản nhiều hơn là về phía Hàn Quốc, và Seoul cho rằng mình là người yếu hơn và tiếng nói ít có trọng lượng hơn so với Mỹ và Nhật Bản trong những vấn đề ở Đông Bắc Á.

 Trong bối cảnh căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản ngày càng gia tăng do những vấn đề từ thời thế chiến thứ hai, và xung đột lãnh thổ với việc tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima, thì việc mối quan hệ giữa Nhật và Mỹ gần gũi hơn không khác gì đổ thêm dầu vào lửa với người Hàn Quốc. Hàn Quốc thậm chí không tìm cách che giấu mối nghi ngờ đối với Mỹ - dù Mỹ vẫn đang là đồng minh quan trọng nhất của Hàn Quốc và trong quá khứ đã từng trực tiếp đem quân tham chiến để duy trì quyền tự chủ của Hàn Quốc trong chiến tranh Triều Tiên.

Điều này bắt nguồn từ việc, trong chiến lược của Mỹ ở Đông Á thì vai trò của Nhật Bản với Mỹ lớn hơn Hàn Quốc rất nhiều. Sau thế chiến hai, chỉ huy quân Mỹ đóng trên lãnh thổ Nhật Bản là Douglas McArthur muốn cải cách Nhật Bản theo mô hình dân chủ kiểu phương Tây, gạt bỏ sự thống trị của các tập đoàn lớn dính dáng đến chủ nghĩa quân phiệt trong thế chiến và cải cách nền chính trị Nhật. Mục đích của người Mỹ khi đó là biến Nhật thành một nước tự do và ôn hòa, để không trở thành một mối đe dọa ở Đông Á. Nhưng cục diện thế giới khi đó đã làm đảo chiều ý định của người Mỹ.

Thay vì biến Nhật trở thành một nước tự do và ôn hòa, Mỹ đã chọn cách nhân nhượng để đổi lấy việc Nhật Bản trở thành tiền đồn của Mỹ ở Đông Á. Các tập đoàn lớn của Nhật vẫn được duy trì, nhiều tù binh chiến tranh được tha bổng. Và những động thái đến thăm đền Yasukuni của các thủ tướng Nhật vẫn không vấp phải sự phản ứng từ phía Mỹ. Tất cả những điều này đã làm cho Hàn Quốc không hài lòng. Trong suy nghĩ của người Hàn Quốc, Mỹ luôn tỏ ra bênh vực và đứng về phía Nhật Bản hơn là Hàn Quốc.

Đó là lý do giải thích cho việc Hàn Quốc đang là một đồng minh khó chịu với Mỹ ở Đông Á. Không chỉ luôn từ chối thỏa thuận hỗ trợ quân sự với Mỹ và Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực, mà Seoul còn phản đối bất cứ thỏa thuận nào cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiếp cận các vùng biển của Hàn Quốc. Mối nghi kỵ đối với Nhật Bản đã trở thành một nỗi ám ảnh với người Hàn Quốc. 

Và điều này đang ngăn cản những nỗ lực lớn của Mỹ nhằm gắn kết hai nước đồng minh lớn nhất của mình ở Đông Bắc Á. Trong hội nghị ba bên vừa qua ở Washington, Hàn Quốc dưới sức ép của Mỹ đã buộc phải chấp thuận một thỏa thuận hợp tác an ninh nhất định với Mỹ và Nhật Bản. Nhưng nó đang tạo ra những phản ứng âm ỉ trong nội bộ Hàn Quốc, khi ngày càng có nhiều người lo ngại về việc lực lượng Nhật Bản tăng cường sự hiện diện trên bầu trời và các vùng biển của Hàn Quốc – một điều chưa từng diễn ra từ trước tới nay.

Trung Quốc có lẽ cũng nhận ra điều này nên ngày càng có nhiều hành động tăng cường mối quan hệ với Hàn Quốc, mà đỉnh điểm là chuyến công du của chủ tịch Tập Cận Bình đến Hàn Quốc cách đây vài tháng. Dĩ nhiên còn quá sớm để khẳng định điều gì, khi mà Hàn Quốc vẫn là đồng minh của Mỹ và nền an ninh Hàn Quốc vẫn đang phụ thuộc một phần không nhỏ vào Mỹ. 

Nhưng với những khúc mắc âm ỉ đang ngày càng lớn hiện nay giữa Hàn Quốc với Mỹ và Nhật, thì cũng không ai dám chắc mối quan hệ tăng cường giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có thể đạt được điều gì. Nếu có một mắt xích yếu nhất trong vành đai phong tỏa Trung Quốc của Mỹ, thì đó hẳn phải là Hàn Quốc.


Nhàn Đàm
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.