Chuyên mục
Tầm nhìn 2017: Thách thức biển Đông đối với sự thống nhất nội khối ASEAN
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tầm nhìn 2017: Thách thức biển Đông đối với sự thống nhất nội khối ASEAN

Thứ hai 17/04/2017 09:29 GMT + 7
Năm nay, tinh thần đoàn kết của ASEAN đang bị thử thách bởi các vấn đề xoay quanh biển Đông vốn đã chi phối viễn cảnh địa chính trị của khu vực. Đã có các kiến nghị yêu cầu ASEAN xem xét lại Hiến chương của Hiệp hội và định nghĩa lại cơ chế xây dựng đồng thuận giữa các nước. Các chuyên gia cũng đã nâng cao tính cần thiết đối với sự thích ứng linh hoạt để đạt được sự thống nhất của tổ chức trong bối cảnh các quan hệ đồng minh đang thay đổi giữa 10 quốc gia thành viên.

Vào hồi tháng 7, tòa án Quốc tế Lahay đã đưa ra phán quyết rằng TQ không có cơ sở để tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn biển Đông và quốc gia này đã vi phạm quyền chủ quyền trên biển của Phillippines.


Đây được coi là một chiến thắng cho cựu Tổng thống Bengino Aquino và cuộc đối đầu với Bắc Kinh trong vấn đề này. Tuy nhiên, chính quyền mới ở Manila lại chọn một hướng tiếp cận khác. 

Tranh chấp biển Đông bị xếp sang một bên khi Tổng thống Rodrigo Duterte bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, một bước tái cơ cấu chiến lược thể hiện đỉnh điểm ở chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc và những cam kết đầu tư trị giá hơn 20 tỷ đô la. 

Ngược lại, mối quan hệ của Phillippines với đồng minh cũ Hoa Kỳ lại chạm ngưỡng thấp kỷ lục trong năm 2016.

Tổng thống Duterte đã phản ứng quyết liệt trước sự chỉ trích của chính quyền Tổng thống Obama đối với cuộc chiến chống ma túy của ông và tuyên bố rằng Manila sẽ giảm sự phụ thuộc kinh tế và quân sự lên Washington. Nhưng kể từ đó, giọng điệu của ông đã trở nên mềm mỏng hơn. 

Ông Durtete cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có tính khí giống nhau và kỳ vọng vào mối quan hệ tốt đẹp hơn đối với chính quyền mới. 

“Ông Donald Trump đã làm rõ rằng mối quan tâm của ông ta đối với quan hệ kinh tế và các vấn đề khác như an ninh chính trị, quân sự... sẽ xuôi theo tình hình thực tế của các mối quan hệ kinh tế.” Theo ý kiến của giáo sư Hermann Kraft, Đại học Phillippines. 

Mối quan hệ Mỹ - Phillipines trong năm tiếp theo sẽ có thể xoay quanh việc liệu Trump có triển khai chính sách thương mại và nhập cư đã được hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử của ông hay không. Những chính sách này không chỉ kiềm hãm nền kinh tế của Phillippines mà còn xóa sổ những hi vọng hâm nóng quan hệ giữa hai nước. 

Động thái cân bằng của Việt Nam

Tại Việt Nam, 2016 là một năm lịch sử cho mối quan hệ với kẻ thù cũ Hoa Kỳ khi mà quá trình hòa giải đã được hoàn tất với chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama vào hồi tháng 5. Nhân dịp này, ông Obama tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài hàng thập kỷ đối với Việt Nam.

Bên cạnh mối quan hệ nồng ấm hơn với nước Mỹ, Hà Nội vẫn phải đối mặt với những yêu cầu cấp thiết và thường xuyên để cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và kiểm soát những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của nước này trên biển Đông.

“Không cần thiết phải có những tuyên bố mạnh mẽ hướng tới Trung Quốc nhưng cần phải tổ chức thêm những hội nghị và tọa đàm để tiếp cận và chia sẻ quan điểm của Việt Nam. Quan trọng nhất là phải gặp gỡ và nói chuyện. Nếu như những phương án này không khả thi thì chỉ còn phương án tranh chấp vũ lực. Nhưng chiến tranh sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.” Theo ông Trần Công Trục, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Biên giới quốc gia.

Việt Nam không loại trừ bất kỳ biện pháp hòa bình và pháp lý nào để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, về căn bản bao gồm cả đệ đơn lên Tòa quốc tế như Phillippines. 

Các chuyên gia Phillippines cho rằng kiện tụng chỉ là phương án cuối cùng khi mà chính phủ nước này đã làm rõ ưu tiên trong việc kiểm soát xung đột là thông qua hội đàm và thương lượng, đồng nghĩa với những cuộc gặp song phương giữa các quốc gia có liên quan. 

Tuy nhiên theo các quan chức của Việt Nam, đối với nước này, tranh chấp biển Đông cũng là một vấn đề khu vực chắc chắn phải được đề cập đến trong chương trình nghị sự của ASEAN.

Các chuyên gia: sự linh hoạt là cần thiết để có thể duy trì tính trung tâm của Asean

Mối quan tâm chính của ASEAN đối với vấn đề biển Đông là duy trì hòa bình và ổn định nhưng tổ chức đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra tiếng nói chung khi mà các nước thành viên đều phải bảo vệ những lợi ích quốc gia của mình.
 
Tuy nhiên, những nhà ngoại giao cấp cao trong khu vực tin rằng ASEAN cần phải linh hoạt để duy trì được tính trung tâm của tổ chức.

Ông Marty Natalegawa, ngoại trưởng Indonesia dưới thời Tổng thống Suslio Bambang Yudhoyono cho rằng, “Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm để ASEAN có thể thúc đẩy cấu trúc cho một khu vực có khả năng thích nghi, đủ mềm mỏng, đủ linh hoạt để đạt được sự thống nhất.” 

Ông nói thêm “Tôi nghĩ ASEAN phải có khả năng đảm bảo đây không phải là một đề xuất mang tính “hoặc cái này hoặc cái kia”. Bây giờ là thời điểm khả thi để có một ASEAN nhất quán với tiếng nói chung và đồng thời tạo điều kiện cho mỗi nước thành viên ASEAN thiết lập các mối quan hệ thân thiết với những cường quốc bên ngoài khối. Một khi các nước công nhận điều này trong kết quả phân tích cuối cùng của mình, lợi ích của họ trong khu vực sẽ trở thành mối quan tâm tâm hàng đầu. 

Ông Ong Keng Yong, cựu Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2003-2007 cho rằng đây là thời điểm để khối ASEAN xem xét lại hướng xây dựng sự đồng thuận. 

“Có lẽ giờ là lúc chúng ta nói: OK, chắc bây giờ mình nên nhìn vào bản hiến chương ASEAN, bởi đây là tài liệu lập pháp của ASEAN, quy định những nguyên tắc và thực tiễn của chúng ta. Hãy cùng nhìn vào Hiến chương và xem rằng: Mình có thể làm gì để cải tiến cơ chế để có thể nói rằng – không cần phải 10/10 thành viên đồng thuận trong một số trường hợp. 8/10 hoặc 9/10 là đủ rồi.”

Nguồn: Channel News Asia, ngày 22/3/2017
Nguồn: Channel News Asia
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.