Chuyên mục
Quay về bờ đi, Bắc Kinh
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Quay về bờ đi, Bắc Kinh

Thứ bảy 23/07/2016 01:26 GMT + 7

Sự hung hăng mà Trung Quốc thể hiện trong vài năm qua ở Biển Đông đã làm các nước láng giềng giận dữ và đặt quốc gia này vào vị thế đối đầu với Mỹ - từ lâu vốn đã là nước đứng ra bảo lãnh hòa bình ở Đông và Đông Nam Á. 


Vừa qua, Tòa Trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc đã ra một phán quyết phá bỏ tuyên bố chủ quyền mơ hồ của Trung Quốc ở hầu hết khu vực biển Đông. Và cách Bắc Kinh phản ứng với phán quyết này rất có tầm quan trọng về mặt địa chính trị.

Nếu, trong cơn tức giận của mình, Trung Quốc bác bỏ phán quyết và tiếp tục bành trướng “đường lưỡi bò” thì điều này sẽ làm gia tăng sự chà đạp lên luật pháp quốc tế, với vai trò phân xử các tranh chấp giữa các quốc gia. Sự bắt nạt của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng đang làm dấy lên các nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ leo thang có thể đẩy thành chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.

Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc tại The Hague là chắc chắn, rõ ràng và là mọi thứ mà Trung Quốc không hề muốn. Các thẩm phán nói rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nên xác định các vùng Biển Đông được phân chia giữa các nước, chứ không theo cách giải thích “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đặt ra để nói đó là hải phận của quốc gia này.

Tòa án Liên Hợp Quốc không có quyền quyết định ai sở hữu những đảo nào ở Biển Đông. Nhưng các thẩm phán nói rằng bằng việc xây dựng trên các đá chỉ có thể nhìn thấy khi thủy triều xuống thấp, và do đó theo UNCLOS không mang lại bất kỳ vùng biển chủ quyền nào, Trung Quốc đã lấn chiếm bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Tòa án cũng nói rằng Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS bằng cách ngăn chặn tàu đánh cá và các tàu thăm dò khai thác dầu của Philippines và tàu Trung Quốc đã hành động một cách nguy hiểm và bất hợp pháp khi thực hiện những hành vi này. Hơn nữa, đảo nhân tạo mà Trung Quốc dựng nên đang gây ra “tổn hại nghiêm trọng” đối với môi trường sống của các loài vật đang bị đe dọa và các quan chức Trung Quốc làm ngơ khi để người dân nước này đánh bắt trộm chúng.

Đối với Trung Quốc, phán quyết trên là một sự sỉ nhục. Các lãnh đạo Trung Quốc đã lớn tiếng phản đối và gọi phán quyết là bất hợp pháp. Các đợt diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn của nước này trên Biển Đông gần đây cho thấy nước này có thể đang lên một kế hoạch đối phó cứng rắn. Điều đó có thể dẫn tới việc hình thành một “Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)” theo kiểu mà Trung Quốc từng tuyên bố trên biển Hoa Đông. Hoặc Trung Quốc có thể bắt đầu xây dựng trên khu vực bãi cạn Scarborough, vốn đã “trượt” khỏi tay Philippines từ năm 2012 sau khi xảy ra một cuộc đối đầu giữa tàu tuần tra hai nước.

Khả năng đó sẽ là một sự khiêu khích vô cùng lớn. Mặc dù Mỹ miễn cưỡng tránh nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột một cách sâu sắc song Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong tháng Ba vừa qua, được cho rằng đã lên tiếng cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng bất kỳ động thái nào trên bãi cạn Scarborough sẽ được coi là đe dọa các lợi ích của nước Mỹ (Philippines là một đồng minh hiệp ước của Mỹ). Đối với Trung Quốc, việc nhận định vô tội vạ trên biển để rồi thiệt hại 5,3 nghìn tỉ USD trong thương mại hàng năm có lẽ là một điều liều lĩnh và vô trách nhiệm.

Có một cách tốt hơn. Trung Quốc có thể hạ thang và lặng lẽ thừa nhận phán quyết của Tòa án Liên Hợp Quốc. Hành động đó có nghĩa quốc gia này sẽ ngừng xây dựng các đảo nhân tạo, cho phép các quốc gia khác đánh bắt cá ở những vùng biển mà UNCLOS cho phép và chấm dứt tình trạng đánh bắt trộm của ngư dân trong nước.

Điều đó sẽ có lý do chính đáng: Uy tín và sự thịnh vượng của Trung Quốc dựa trên một trật tự được quy định bằng luật pháp. Đó cũng sẽ là những lợi ích của Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực, bằng cách ngồi xuống với Philippines, Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á khác để cố gắng giải quyết các sự khác biệt.

Ngay bây giờ, các nước này và Mỹ, nên tránh các hành động không cần thiết để chọc giận Trung Quốc, thay vào đó tạo cơ hội để Trung Quốc có thể “quay trở lại bờ”.

HẢI LONG
Nguồn: laodong.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.