Chuyên mục
Phía sau chiến lược an ninh mới: Mỹ đang lo ngại về 'gấu Nga'
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Phía sau chiến lược an ninh mới: Mỹ đang lo ngại về 'gấu Nga'

Chủ nhật 18/06/2017 09:39 GMT + 7
"Gấu Nga" được coi là thách thức căn bản của Mỹ trong một chiến lược quân sự mới của Mỹ được đề xuất bởi một nghị sĩ đảng Dân chủ.

Nghị sĩ Mỹ đề xuất "Đạo luật Đoàn kết chống xâm lược từ Nga năm 2017”

Mới đây, ông Adam Smith, nghị sĩ đảng Dân chủ, đồng thời là thành viên của Ủy ban Vũ khí Hạ viện Mỹ đã đề xuất một văn kiện mới mang tên “Đạo luật Đoàn kết chống xâm lược từ Nga năm 2017”. Dự luật này nhằm chống lại những khả năng quân sự ngày càng gia tăng của Moscow.

Ngày hôm nay, chúng ta đang phải chứng kiến một số mối đe dọa căn bản đối với các giá trị dân chủ và đối với sự liên kết với các đồng minh của đất nước, kể từ khi bắt đầu thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai”, ông Smith tuyên bố hồi đầu tuần trước.


Lính Mỹ tại Ba Lan, quốc gia láng giềng của Nga.

Theo quan điểm của Smith, Mỹ cần phải phát triển một chiến lược mới, toàn diện nhằm “ngăn chặn sự xâm lược của Nga, tăng cường quan hệ quốc phòng với các đối tác và đồng minh, đồng thời tăng tính cố kết trong các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tránh liều lĩnh tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới”.

Đã tới lúc chúng ta nhận thức rằng thách thức này nên trở thành một trong những mối quan ngại trung tâm đối với chiến lược an ninh quốc gia Mỹ”, ông Smith nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bàn về dự luật trên, cây viết Andrei Kots của tờ Sputnik (Nga) phân tích việc thông qua chiến lược an ninh mới của Mỹ sẽ không đồng nghĩa với những thay đổi chính trị nghiêm trọng đối với Mỹ và cả Nga.

Nhiều chuyên gia an ninh, các nhà chính trị học lưu ý, chiến lược mới sẽ khác biệt so với những chiến lược trước đây về hình thức, nhưng nội dung sẽ không có nhiều biến động. Chính quyền Mỹ đã tìm các biện pháp nhằm ngăn chặn Nga từ lâu trước khi xảy ra các vấn đề liên quan tới bán đảo Crimea, những biện pháp trừng phạt Moscow hay những hoạt động quân sự của Nga trong cuộc nội chiến Syria”, nhà báo nhấn mạnh.

Trên thực tế, Mỹ đã bắt đầu tiến hành các kế hoạch chống Nga từ tháng 6 năm 2002, khi cựu Tổng thống George W.Bush đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo 1972 (ABM). Tiếp sau đó, Washington bắt đầu xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Theo nhà báo Nga, trên lý thuyết, hệ thống phòng thủ tên lửa của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu được cho là nhằm vào những mối đe dọa hạt nhân từ Iran và Triều Tiên. Nhưng trên thực tế, nó được triển khai nhằm đối phó với những mối đe dọa từ lực lượng chiến lược Nga.

Thêm vào đó, từ năm 2003 đến năm 2005, một loạt các cuộc “cách mạng màu sắc” đã được tiến hành ở 3 quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết, với sự hỗ trợ về thông tin, ngoại giao và tài chính từ Mỹ. Các cuộc cách mạng đó bao gồm: Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia năm 2003, Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2004 và Cách mạng Tulip ở Kyrgyzstan năm 2005.

Kết quả là, một loạt các quốc gia mang tư tưởng bài Nga do Mỹ chống lưng lần lượt xuất hiện ở biên giới với Nga”, nhà báo Kots cho hay. Đồng thời, trong khi NATO tiếp tục mở rộng hoạt động sang phía Đông, thì Washington công khai ủng hộ các phong trào đối lập tại Nga và tiến hành những đợt “tấn công” trên truyền thông phương Tây nhằm vào Tổng thống Vladimir Putin.


Quan hệ giữa Nga và Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama có nhiều bất đồng sâu sắc.

Kỳ bầu cử của cựu Tổng thống Barack Obama dù đã từng khiến giới quan sát kỳ vọng về một mối quan hệ tốt hơn giữa Washington và Moscow, nhưng ngay sau đó Mỹ đã can thiệp quân sự vào Libya, “gây rối loạn” ở Syria và “đổ thêm dầu vào lửa” cho tình hình ở Ukraine, nhà báo Nga viết.

Theo Kots, tất cả những gì ông nêu trên đây đều cho thấy, chính sách của Mỹ đối với Nga chưa bao giờ thay đổi. Vậy gốc rễ của chính sách trên nằm ở đâu?

Ngay "gây hại" hay "làm lợi" cho Mỹ?

“Sự thực là, nước Nga, với sự tồn tại của mình, đã giúp các nhà thầu quân sự của Mỹ thu lợi hàng chục tỷ đô la”, Sergei Sudakov, một chuyên gia nghiên cứu chính trị Mỹ, kiêm giảng viên học viện Khoa học Quân sự Nga, nhận định.


Từ khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi đầu năm nay, quan hệ giữa Nga và Mỹ chưa được cải thiện nhiều do người đứng đầu Nhà Trắng dính líu tới những cáo buộc liên quan tới kỳ bầu cử Tổng thống 2016.

Dự luật mà Adam Smith đề xuất chủ yếu là sáng kiến của những quan chức quân sự đã về hưu, hiện đang làm việc cho những công ty vận động hành lang lớn của Mỹ. Họ cố ý quăng bom vào những ngọn lửa bài Nga đang bùng cháy dữ dội để buộc Chính phủ Mỹ phải hành động”, ông Sudakov nhấn mạnh. Đồng thời, ông cho biết, những chuyên gia vận động hành lang quân sự có sức ảnh hưởng rất lớn và biết cách khiến chính quyền đổ tiền cho lĩnh vực sản xuất vũ khí.

Theo chuyên gia, Tổng thống Donald Trump cũng khó có thể chống lại được áp lực từ liên hợp quân sự - công nghiệp này.

Cuối cùng, Tổng thống Trump sẽ chỉ là người nắm quyền nhưng không cai trị. Ông ấy có thể sẽ ký thông qua dự luật về chiến lược an ninh quốc gia mới và điều đó sẽ làm hạn chế tất cả những nỗ lực của ông Trump muốn bình thường hóa quan hệ với Moscow”, Sudakov giải thích.

Còn theo Kots, thông qua “Đạo luật Đoàn kết chống xâm lược từ Nga năm 2017” nhiều khả năng sẽ không gây ra những thay đổi lớn đối với chính trường Mỹ, nhưng cũng không nên hy vọng thêm những căng thẳng giữa Washington và Moscow, bởi tình hình hiện nay đã vô cùng phức tạp.

Chừng nào mà liên hợp quân sự - công nghiệp của Mỹ vẫn còn có thể lợi dụng “mối đe dọa” từ Nga thì khẩu hiệu “Người Nga đang đến!” sẽ không mất đi sự liên quan của nó ở Mỹ”, nhà báo kết luận.

Danh Tuyên
Nguồn: nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.