Chuyên mục
Ông Trump phải dừng trừng phạt với Dòng chảy phương Bắc-2?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ông Trump phải dừng trừng phạt với Dòng chảy phương Bắc-2?

Thứ tư 19/09/2018 17:48 GMT + 7
Chủ trương biến biến rào cản trừng phạt thành cây cầu lợi ích Mỹ-Nga đã có hiệu quả, khi Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 thoát đòn trừng phạt Mỹ...

Tổng thống Trump bất ngờ dừng trừng phạt với Dự án Dòng chảy phương Bắc-2

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba lan Andrzej Duda đang ở thăm Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết, Mỹ không có kế hoạch áp đặt biện pháp trừng phạt với các công ty tham gia xây dựng Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc-2.

"Chúng tôi không có ý định làm điều này. Chúng tôi đơn giản chỉ nghĩ rằng thật không may người Đức đang phải trả hàng tỉ USD cho năng lượng của Nga, và tôi có thể đảm bảo rằng người dân Đức không thích điều này".

Tổng thống Duda thì bày tỏ hy vọng Tổng thống Trump sẽ tìm cách đình chỉ việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.

Ông nói: "Quyết định nằm trong tay của Tổng thống Mỹ, tôi hy vọng Tổng thống Trump sẽ đưa ra quyết định này".

Tổng thống Putin đi nước cờ vừa giúp phá lồng nhốt quyền lực Trump, vừa giúp gia tăng lợi ích Nga trong phá rào trừng phạt.

Tổng thống Ba Lan cũng cho biết ông đã thảo luận với đối tác Mỹ về lợi ích của việc ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc-2 với Washington, đó là sự hiện diện của nhiên liệu Nga trên thị trường Châu Âu cản trở việc Mỹ bán khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Theo quan điểm của Warsaw, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của EU trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như gây ra "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho Châu Âu".

Trước đó, chính Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry, cũng cho hay Mỹ đã có kế hoạch áp các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với lĩnh vực năng lượng của Nga và trừng phạt chống lại Dự án Dòng chảy phương Bắc-2, theo nhật báo Kommersant.

Theo ông Perry, điều này liên quan đến việc trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine, trong đó, Kiev sợ mất nguồn phí trung chuyển và có thể dẫn đến hậu quả là một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt.

Người đứng đầu ngành năng lượng Mỹ cho rằng việc áp các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Dòng chảy phương Bắc-2 sẽ phụ thuộc vào nỗ lực của Nga trong  thực thi Thỏa thuận Hoà bình Minsk và quan hệ của Nga với các nước láng giềng.

Vậy mà vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ lại gạt bỏ tất cả khi quyết dừng việc áp trừng phạt với Dòng chảy phương Bắc-2 khiến cho cả Warsaw lẫn Kiev phải thất vọng và mang tới một luồng gió mới cho quan hệ với Moscow.

Chủ trương biến rào cản trừng phạt thành cây cầu lợi ích của Tổng thống Putin đã có hiệu quả

Xin nhắc lại, ngày 27/6, trao đối với báo giới sau khi gặp Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry bên lề Hội nghị về Khí đốt thế giới ở Washington, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hai bên đã thảo luận về hợp tác năng lượng. 

"Chúng tôi đã thảo luận về hợp tác năng lượng song phương, hiện trạng hợp tác và triển vọng tương lai, về sự hiện diện của các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Nga, bao gồm các công ty như ExxonMobil, Schlumberger, Halliburton, Honeywell...". 

Bộ đôi Alexander Novak - Rick Perry được trao trách nhiệm hiện thực hoá chủ trương biến rào cản trừng phạt Nga của Mỹ thành câu cầu lợi ích Mỹ-Nga.

Người đứng đầu ngành năng lượng Nga cũng tiết lộ đã thảo luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ về các vấn đề liên quan đến trừng phạt của Mỹ với Nga ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ.

"Chúng tôi đã thảo luận về hoạt động hợp tác kinh doanh của các công ty Mỹ trên thị trường Nga, như Exxon Mobil, Halliburton... và tác động của các biện pháp trừng phạt đối với công việc làm ăn của các doanh nghiệp này".

Việc Nga-Mỹ thúc đẩy hợp tác năng lượng trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ được áp đặt mạnh lên mẽ lên ngành năng lượng Nga, là một điều khá bất ngờ nhưng mang hiệu ứng rất tích cực.

Đặc biệt là sự hợp tác đã thực chất hơn, bởi nó không chỉ nằm ở khung chính sách năng lượng của hai chính phủ, mà còn đề cập trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ cụ thể tại thị trường Nga.

Rõ ràng, Moscow đã chọn hợp tác ngay trong lĩnh vực nóng nhất của trừng phạt Mỹ đối với Nga, từ đó hy vọng có thể tạo ra dòng lợi ích từ Nga xuyên rào cản trừng phạt chảy về Mỹ. Đây có thể được xem là nước đi mang tính đột phá của Putin.

Có thể thấy rằng việc luật hoá trừng phạt Nga như gia cố vững chắc thêm lồng nhốt quyền lực Tổng thống Trump, do vậy chính quyền Trump khó có thể phá rào trừng phạt nếu không có những tín hiệu tích cực và mạnh mẽ từ xứ sở bạch dương.

Trừng phạt Nga là kinh tế hoá chính trị nên để phá rào trừng phạt có hiệu quả thì phải thực hiện chính trị hoá kinh tế. Nghĩa là phải xuất phát từ lợi ích định lượng được thì mới có thể tạo ra hiệu ứng tích cực giúp Trump phá rào trừng phạt.

Tổng thống Putin đã chọn thúc đẩy hợp tác Nga-Mỹ trong lĩnh vực năng lượng nhằm tạo ra điều kiện tốt nhất giúp cho Tổng thống Trump phá lồng quyền lực, từ đó, có thể phá rào trừng phạt Nga.

Tránh được rào cản trừng phạt của Mỹ là một lợi thế rất lớn cho Dự án Dòng chảy phương Bắc-2.

Rõ ràng, qua việc chọn hợp tác năng lượng làm đột phá khẩu cho việc phá rào, từ đó biến rào cản trừng phạt Nga thành cây cầu lợi ích Mỹ-Nga trong thời điểm hiện tại là rất chuẩn xác và hợp lý.

Bởi muốn đột phá vào hệ thống quyền lực Mỹ thì phải tác động vào giới tài phiệt, trong đó có những ông trùm dầu mỏ xứ Texas, chứ không chỉ tác động vào chính sách năng lượng và an ninh năng lượng của chính phủ Mỹ.

Nét đặc biệt trong đời sống chính trị Mỹ là các chính sách của chính phủ có sự tác động, thậm chí chi phối, bởi giới tài phiệt Mỹ, trong đó có những ông trùm dầu mỏ miền viễn tây của nước Mỹ.

Giới tài phiệt trong lĩnh vực dầu mỏ của Mỹ không những tài trợ cho tranh cử, góp phần tạo nền tảng cho hệ thống quyền lực, mà còn chủ động tạo khủng hoảng dầu mỏ, biến giá dầu thô thành công cụ giúp cho Washington thể hiện sức mạnh Mỹ.

Sự tác động qua lại và gắn bó hữu cơ giữa giới tài phiệt Mỹ và hệ thống quyền lực Mỹ đã giúp cho những ông trùm dầu mỏ của nước Mỹ có thể thao túng thị trường dầu mỏ thế giới và điều tiết giá dầu thô theo hướng có lợi nhất cho họ.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại khi Mỹ không còn khả năng độc diễn với nền kinh tế toàn cầu thì những ông trùm dầu mỏ của Mỹ cũng mất vai trò điều tiết thị trường dầu mỏ thế giới và bị mất nhiều lợi ích.

Chính Tổng thống Trump đã chỉ trích OPEC đang thao túng thị trường dầu mỏ, khiến cho giá dầu thô tăng-giảm không tỷ lệ thuận với lợi ích Mỹ, điều đó cho thấy vị thế của những ông trùm dầu mỏ Mỹ đã bị suy giảm rất nhiều.

Trong khi đó, Nga từ chỗ là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng dầu mỏ do giới tài phiệt Mỹ kích hoạt và điều tiết, đã trở thành thực thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá dầu thô, khi tham gia vào cơ chế trong-ngoài OPEC.

Hợp tác năng lượng Nga-Mỹ giúp mang lại cho Tổn thống Trump cả lợi ích kinh tế và chính trị.

Hiện dù sức mạnh công nghiệp dầu mỏ của Mỹ - thể hiện qua sản lượng lớn nhất thế giới và lợi thế cạnh tranh trong chi phí sản xuất - tạo ra "cây gậy mới" trên thị trường dầu mỏ toàn cầu thì Mỹ cũng không thể "đơn thương độc mã" tái lập vị thế của mình.

Tuy nhiên, khi hợp tác năng lượng Nga-Mỹ tập trung vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp năng lượng Mỹ - bộ mặt của những ông trùm dầu mỏ Mỹ - khai thác lợi ích, việc lấy lại vị thế của Mỹ trên thị trường dầu mỏ thế giới sẽ dễ dàng hơn.

Chính Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Perry - dù chống lại Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 - cũng đã cho rằng: "Điều tối quan trọng với thế giới là các cường quốc phải hợp tác với nhau, làm việc cùng nhau".

"Tôi chắc chắn chúng tôi sẽ tìm được điểm chung để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn", ông khẳng định, theo RT. Như vậy, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng đã trở thành cách đột phá vào hệ thống quyền lực Mỹ tốt nhất.

Khi vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ tự tin tuyên bố không áp trừng phạt các công ty tham gia vào Dự án Dòng chảy phương Bắc-2, trong khi đây là lĩnh vực bị luật hoá trừng phạt, cho thấy lồng nhốt quyền lực Trump đã lỏng dần.

Có thể thấy hợp tác năng lượng Nga-Mỹ mang lại cho Tổng thống Trump cả lợi ích chính trị lẫn lợi ích kinh tế. Vì vậy, ông không thể đánh đổi những lợi ích thực tế này lấy những lợi ích kỳ vọng như an ninh năng lượng hay tiềm năng mở rộng thị trường.

Như vậy, chủ trương biến biến rào cản trừng phạt Nga của Mỹ thành cây cầu lợi ích Mỹ-Nga đã có hiệu quả thực tế, khi Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 thoát đòng trừng phạt Mỹ. Rõ ràng, nước cờ vượt trừng phạt của Putin quả thực quá lợi hại.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.