Chuyên mục
Ông Trump có huỷ Thoả thuận Mỹ-Triều như Iran cảnh báo?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ông Trump có huỷ Thoả thuận Mỹ-Triều như Iran cảnh báo?

Thứ ba 12/06/2018 15:18 GMT + 7
Thỏa thuận Mỹ-Triều là sản phẩm của chính quyền Trump, được xây dựng trên cả lập trường lẫn quan điểm của vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ...

Reuters ngày 12/6 đưa tin, Iran đã cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không nên tin tưởng Tổng thống Trump, bởi nhà lãnh đạo Mỹ có thể hủy bỏ thỏa thuận đã ký chỉ trong vòng vài giờ.

“Chúng tôi không biết nhà lãnh đạo Triều Tiên đang đàm phán với loại người nào. Họ có hiểu là ông ta có thể hủy bỏ thỏa thuận ngay cả trước khi trở về nước”, người phát ngôn chính phủ Iran Mohammad Bagher Nobakht nhận định.

Nguyên nhân khiến Tehran có lời nhắn nhủ gửi tới Bình Nhưỡng là do Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân mà Iran đã ký vào năm 2015 với nhóm P5+1, trong đó có Mỹ.

Tổng thống Trump với Thỏa thuận Mỹ-Triều.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, Tổng thống Trump sẽ không rút khỏi Thỏa thuận Mỹ-Triều mà ông vừa ký với nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Singapore, trong mọi trường hợp. Tại sao lại nhận định như vậy?

Thứ nhất, Thỏa thuận Mỹ-Triều do chính quyền Trump xây dựng và thống nhất với chính quyền Bình Nhưỡng, còn Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) do chính quyền Obama để lại, mà ngay khi tranh cử ông Trump đã phản đối thỏa thuận này.

Dù JCPOA được cho là đôi bên cùng thắng, nhưng tại Mỹ thì nhiều người không nhìn nhận như vậy, trong đó có tỷ phú Donald Trump. Ông Trump cho rằng JCPOA là thoả thuận tồi tệ nhất mà Mỹ từng tham gia.

Vì vậy, khi tranh cử vị tỷ phú bất động sản đã cảnh báo sẽ rút Mỹ khỏi JCPOA nếu đắc cử Tổng thống Mỹ. Như vậy, việc rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran đã  được vị tổng thống doanh nhân cảnh báo trước.  

Mặt khác, JCPOA còn được xem là di sản của Obama mà Trump không muốn kế thừa, nghĩa là việc rút Mỹ khỏi thoả thuận lịch sử này còn bị chi phối bởi quan điểm chính trị của các lực lượng chính trị nắm quyền tại Mỹ.

Trong khi đó, Thoả thuận Mỹ-Triều là sản phẩm của chính quyền Trump, được xây dựng trên cả lập trường lẫn quan điểm của vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Do vậy, không có cớ gì mà ông Trump xé bỏ thoả thuận này.  

Thứ hai, Thoả thuận Mỹ-Triều là kết quả của cơ chế đàm phán song phương trực tiếp giữa Bình Nhưỡng và Washington, trong khi Thoả thuận hạt nhân Iran là kết quả của cơ chế đàm phán đa phương và Mỹ chỉ là một thực thể trong nhóm P5+1.

Chính quyền Trump có một sự khác biệt rất rõ với các chính quyền tiền nhiệm trong chiến lược đối ngoại, đó là ưu tiên cơ chế song phương hơn là cơ chế đa phương khi giải quyết các vấn đề quốc tế có liên quan tới Mỹ.

Trong cơ chế song phương thì Mỹ có thể khai thác tối đa thế mạnh của mình là uy lực Mỹ để đạt kết quả tốt nhất, có lợi nhất cho mình, còn điều đó khó có thể đạt được trong cơ chế đa phương.

Cơ chế đa phương khiến Tổng thống Trump mặn mà với Thoả thuận hạt nhân Iran.

Đặc biệt là Bình Nhưỡng cũng chỉ muốn đàm phán song phương với Washington về vấn đề hạt nhân Triều Tiên và hoà bình trên bán đảo Triều Tiên. Chính vì vậy Thoả thuận Mỹ-Triều có thể được thống nhất và ký kết rất nhanh.

Rõ ràng Thoả thuận Mỹ-Triều khiến cho người Mỹ "ưng bụng" hơn rất nhiếu so với Thoả thuận hạt nhân Iran.

Vì vậy, Trump có thể rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran, chứ không thể rút khỏi Thoả thuận Mỹ-Triều.

Thứ ba, nội dung của Thoả thuận Mỹ-Triều rất phù hợp với mục đích mà Mỹ theo đuổi lâu nay, trong khi Thoả thuận hạt nhân Iran bị cho là có quá nhiều sơ xuất của Mỹ và các đồng minh.

Thoả thuận Mỹ-Triều với 4 nội dung cốt lõi được cho là rất phù hợp với những gì mà Washington theo đuổi 15 năm qua, kể từ khi Bình Nhưỡng công bố tham vọng hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân vào năm 2003.

Một là, Mỹ và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ song phương thể theo nguyện vọng của người dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng.

Hai là, Mỹ và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ cùng tham gia vào các nỗ lực nhằm xây dựng một cơ chế cho hòa bình ổn định và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Ba là, tái khẳng định Tuyên bố Panmunjom được đưa ra ngày 27/4/2018, mà ở đó Triều Tiên đã cam kết hành động hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Bốn là, Mỹ và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết tìm hài cốt tù binh chiến tranh (POW) và mất tích trong chiến tranh (MIA), và sẽ lập tức đưa những những bộ hài cốt đã được nhận dạng về nước.

Trong khi đó Thoả thuận hạt nhân Iran chỉ quy định Tehran phải "đồng ý hạn chế dài hạn chương trình hạt nhân mà phương Tây nghi ngờ nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân, để đổi lấy việc Mỹ, EU và LHQ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt với Iran".

Thoả thuận Mỹ-Triều rất hợp ý ông Trump.

Rõ ràng, Thoả thuận Mỹ-Triều đã quy định cụ thể hơn, sau khi Washington rút kinh nghiệm về sơ xuất trong Thoả thuận hạt nhân Iran, trong đó đặc biệt là giải pháp mang tính toàn diện hơn, khiến cho vấn đề khó có thể đảo ngược.

Thứ tư, giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên thì thoả thuận là phù hợp hơn so với các biện pháp khác, trong khi với vấn đề hạt nhân Iran, chính quyền Trump còn có thể sử dụng các biện pháp khác có lợi hơn là thoả thuận.

Phải khẳng định rằng, việc Iran đơn độc giữa "Ngũ cường" là một bất lợi lớn, trong khi Triều Tiên có đồng minh chiến lược là Trung Quốc, do vậy Mỹ có ít lựa chọn trong việc giải quyết hạt nhân Triều Tiên so với giải quyết hạt nhân Iran.

Ký được thoả thuận Mỹ-Triều là thành công với Trump khi cả Trung Quốc và các đồng minh ở Đông Bắc Á ủng hộ, còn việc ký Thoả thuận hạt nhân Iran không phải là giải pháp tối ưu với Washington, khi các đồng minh liên tục phản đối.

Vì vậy, Tổng thống Trump sẽ tuân thủ Thoả thuận Mỹ-Triều!

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.