Chuyên mục
Nội chiến Ukraine lại leo thang, phương Tây đã
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nội chiến Ukraine lại leo thang, phương Tây đã "bật đèn xanh"?

Thứ ba 20/01/2015 01:21 GMT + 7
Như vậy lệnh ngừng bắn “lâu dài” mới ký hồi tháng 12-2014 còn chưa ráo mực thì đã bị bắn nát bởi các cuộc nã pháo điên cuồng ở Donetsk tuần qua. Cả chính quyền Kiev và lực lượng ly khai đều đổ lỗi cho nhau về tình trạng leo thang bạo lực này.

Xung đột leo thang bất ngờ

Bạo lực bùng phát tại cứ điểm chiến lược quan trọng sân bay Donetsk vào ngày 13-1 khi lực lượng ly khai tố cáo quân đội chính phủ ném lựu đạn vào kho vũ khí của họ tại sân bay làm nổ kho đạn và hàng chục người chết. 

Chỉ trong 3 ngày, lực lượng ly khai tuyên bố đã chiếm thành công sân bay. Chính động thái trên buộc chính quyền Kiev phát động một chiến dịch quy mô lớn với sự tham gia của pháo binh hạng nặng và cả không quân nhằm tái chiếm cứ điểm quan trọng này.


Xe tăng của quân đội Ukraine gần sân bay Donetsk (Reuters).


Cả Donetsk và Luhansk chìm trong khói lửa của đạn pháo. Đến ngày 19-1 thì chính quyền Ukraine tuyên bố quân đội chính phủ đã tái chiếm thành công sân bay Donetsk.

Trong khi đó, bộ ngoại giao của Ukraine lại phát đi một thông báo kêu gọi chính quyền  Donetsk thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Lý giải cho sự “mâu thuẫn” giữa hành động và lời nói của chính quyền Kiev, giới phân tích cho rằng ông Poroshenko đang thực hiện nước cờ “cây gậy và củ cà rốt” với lực lượng ly khai.

Theo ông Daniel McAdams, giám đốc điều hành của viện Ron Paul (chuyên nghiên cứu về hòa bình và thịnh vượng) sở dĩ lần này chính quyền ông Poroshenko tự tin vào sức mạnh của mình là do có sự đảm bảo “chống lưng” từ chính phủ Mỹ.

Đã có người "chống lưng"

Còn nhớ vào cuối năm ngoái, một đạo luật mang tên “Hỗ trợ tự do Ukraine” đã được quốc hội Mỹ thông qua đồng thời có cả chữ ký của tổng thống Obama. Phần 3 của đạo luật này nói rõ chính phủ Mỹ có nghĩa vụ phải giúp chính quyền Ukraine khôi phục và giữ vững quyền toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Nhà trắng đã cam kết thì họ chắc chắn sẽ thực hiện đạo luật của mình. Bằng chứng là mới cuối tuần trước thôi, chính ông Poroshenko đã tuyên bố “như đinh đóng cột” rằng quân đội chính phủ sẽ đạt được những chiến thắng quân sự ở phía Đông và “chúng ta sẽ lấy lại Donbass”. Dựa vào đâu mà ông Poroshenko có thể tự tin như vậy? 


 Nhà dân ở Donetsk bị đạn pháo đánh trúng (Reuters).


Đúng như dự đoán của các chuyên gia, chiến dịch tái chiếm sân bay Donetsk của quân đội chính phủ chỉ kéo dài 2 ngày. Thành phố Donetsk hứng chịu hơn 50 trận pháo kích mỗi ngày, hàng chục dân thường thiệt mạng trong khi lực lượng ly khai bị bất ngờ bởi sức mạnh áp đảo từ quân đội Kiev và buộc phải rút khỏi sân bay- cứ điểm mà họ chỉ mới chiếm được 3 ngày trước. Có hay không vai trò hỗ trợ về mặt quân sự của chính phủ Mỹ mà ông Poroshenko có thể tự tin phát động một chiến dịch lớn, tốc độ và đầy tự tin như thế?

Cần nhớ, dự luật “Hỗ trợ tự do Ukraine” cam kết cung cấp 350 triệu USD vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev, nó có thể được kích hoạt bởi các hành động khiêu khích hoặc leo thang xung đột. 

Hành động tấn công sân bay Donetsk của lực lượng ly khai hồi đầu tuần rồi là lý do không thể phù hợp hơn để kích hoạt điều khoản 350 triệu USD này. Dù cho ai là người khiêu khích trước thì kẻ hưởng lợi đầu tiên trong chuỗi sự kiện vừa qua không ai khác chính là chính quyền Kiev.

Tự vệ chính đáng?

Ông Daniel McAdams cho rằng quân đội Kiev đang tự biện hộ cho sự leo thang xung đột bằng cách lập luận sân bay Donetsk vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ khi thỏa thuận Minsk được ký và các chiến dịch pháo kích mới đây chỉ là hành động tự vệ nhằm tái chiếm lãnh thổ của mình.

Theo cách lập luận này thì chính quyền Ukraine không hề vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk mà chính lực lượng ly khai mới là bên khiêu khích trước. Do đó, đạo luật “hỗ trợ tự do Ukraine” nghiễm nhiên được kích hoạt bởi Mỹ và các nước phương Tây

Tuy nhiên, bản chất của cuộc xung đột lần này vẫn là sự leo thang bạo lực đáng báo động và nhiều chuyên gia phân tích nghi ngờ khả năng chấm dứt sớm của nó.

Quân đội Ukraine đã có khoảng thời gian quý báu trước giáng sinh và năm mới để tái trang bị, tăng cường sức mạnh đáng kể. Họ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi đã có sự hỗ trợ vững chắc của phương Tây, đặc biệt là Mỹ. 

Nội các mới ở Washington đang nằm trong tay đảng Cộng Hòa và họ cực kỳ bảo thủ cũng như hiếu chiến. Và quốc hội mới này cũng cảm thấy họ có nhiều việc phải làm ở Đông Âu hơn là bỏ rơi Ukraine giải quyết vấn đề một mình. Do đó, trận chiến ở sân bay Donetsk dù đã kết thúc nhưng nó có thể sẽ là mở đầu cho một giai đoạn giao tranh ác liệt mới giữa hai phe.

Ngọc Ân

Sợ Nga động binh sau khi đánh miền Đông, Ukraine vội đòi 'cầu hòa'

Sau khi tiến hành tấn công dữ dội tại miền Đông, chính quyền Ukraine đã lên tiếng đòi Nga đàm phán ngay lập tức. Dường như Ukraine lo ngại Nga trả đũa sau khi đánh miền Đông nên không muốn đẩy tình hình leo thang tiếp.

Rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam), Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ yêu cầu Liên bang Nga quay lại giám sát việc thực hiện thỏa thuận Minsk, cũng như quan sát thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu từ 19.1.

"Ngày 13.11.2014, đại diện của Ukraine và Nga đã ký văn bản kèm lộ trình cho việc thực hiện các quy định trong bản ghi nhớ Minsk, đặc biệt là ở phần bảo đảm thỏa thuận ngừng bắn song phương, việc triệt thoái vũ khí hạng nặng và các bên giữ nguyên hiện trạng phân giới cắm mốc", Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết.

"Nga đã rút khỏi thỏa thuận này. Hôm nay, Ukraine một lần nữa kêu gọi liên bang Nga ký một lộ trình cho việc thực hiện thỏa thuận Minsk tương tự như thỏa thuận đã được ký kết vào ngày 13.11 và đảm bảo một lệnh ngừng bắn bắt đầu từ tháng 19.1", Bộ Ngoại giao Ukraine nói thêm.

Bộ ngoại giao Ukraine cũng giải thích rằng họ đã hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận Minsk và đổ lỗi cho phe ly khai khiêu khích suốt mấy tháng qua. Ukraine cũng cho biết nếu phe ly khai và Nga đảm bảo thỏa thuận Minsk được tôn trọng thì sẽ sớm nối lại cuộc họp 4 bên (Nga, Ukraine, Đức, Pháp) để giải quyết khủng hoảng.

"Trong hai tháng qua, các chiến binh ly khai liên tục đã làm mưa làm gió sân bay Donetsk dù lực lượng bảo vệ có mặt tại đó. Vì vậy, hãy thôi những câu chuyện về (phe ly khai) tiếp quản sân bay trong các tuyên truyền", Bộ Ngoại giao giải thích việc họ tấn công để kiểm soát lại sân bay.

"Ukraine tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các điều khoản trong thỏa thuận Minsk và yêu cầu Nga cũng làm như vậy", Bộ ngoại giao Ukraine cho biết.

Trong khi đó, phía Nga cho biết chính Ukraine xét đề nghị hòa bình. Ông Dimitry Peskov, phát ngôn viên Kremlin nói Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bác một kế hoạch hòa bình do ông Putin đề xuất tối 15.1, trong một lá thư gửi ông Poroshenko.

Trong đó, Tổng thống Nga đề nghị cả quân chính phủ Ukraine và quân ly khai ở miền đông nam Ukraine ngưng bắn, hai bên cùng rút pháo hạng nặng.

Ông Peskov khẳng định ông Poroshenko đã nhận thư này sáng 16.1, theo hãng tin RIA Novosti. Nhưng nhấn mạnh: ông Poroshenko bác kế hoạch mà không đưa ra đề nghị nào khác, “hơn nữa, lại bắt đầu hoạt động quân sự”, mà kết quả là “một tình hình hoàn toàn bất ổn ở đông nam Ukraine”.

Anh Tú (theo Kyiv Post và Itar Tass)
Motthegioi.vn

Nguồn: plo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.