Chuyên mục
Ngoại trưởng Mỹ tìm cách đặt Nga vào bẫy NATO
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ngoại trưởng Mỹ tìm cách đặt Nga vào bẫy NATO

Thứ tư 22/03/2017 10:50 GMT + 7
Ông Rex Tillerson đang vận động cho Montenegro gia nhập vào NATO bất chấp phản đối của Nga về quy chế dân chủ phương Tây.

Reuters dẫn nguồn tin riêng cho biết Ngoại  trưởng Mỹ Rex Tillerson đã  viết thư cho các lãnh đạo Thượng nghị viện Mỹ hối thúc việc phê chuẩn Montenegro là thành viên mới nhất của liên minh NATO, cho rằng hành động này là "rất cần cho lợi ích của Mỹ".

Lá thư nêu rõ các lập luận của vị Ngoại trưởng cho thấy một khi Montenegro là thành viên của liên minh, quốc gia này sẽ thúc đẩy sự hội nhập, cải cách dân chủ, thương mại, an ninh và ổn định hơn đối với các nước láng giềng.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.

"Sự tham gia của Montenegro vào Hội nghị Thượng đỉnh tháng 5 của NATO với tư cách là một thành viên đầy đủ, chứ không phải là một người quan sát, sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương" - vị Ngoại trưởng nêu rõ thêm.

Lá thư của ông Tillerson nhằm gửi tới lãnh đạo đa số của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, Mitch McConnell và  lãnh đạo phe Dân chủ Thượng viện, Chuck Schumer. Và sẽ "vô cùng hữu ích" nếu Thượng viện lên kế hoạch bỏ phiếu bầu nhằm hoàn thành các thủ tục phê chuẩn vào thời điểm ông Trump tham dự thượng đỉnh NATO vào tháng 5.

Việc Ngoại trưởng Mỹ lúng túng trong quan hệ với NATO gần đây cùng với quan điểm nhằm đưa quan hệ Washington- Moscow thân thiện hơn của Tổng thống Donald Trump cho thấy kế hoạch của ông   Rex Tillerson  khá khó hiểu.

Ông Rex Tillerson đã lên kế hoạch bỏ qua một cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao của NATO vào tháng tới. Thay vào đó bằng việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mỹ. Ông cũng ráo riết chuẩn bị cho chuyến thăm Nga vào tháng 4.

Nhưng sau khi lên kế hoạch trên 1 ngày, chính quyền Mỹ đã đảo ngược lộ trình và đề xuất thời gian họp trước đó dự kiến diễn ra ngày 5-6/4 tại Brussels.

Dư luận cho rằng, Ngoại trưởng Mỹ đã hành xử phân biệt trong quan hệ với NATO, với Nga, Trung Quốc và sau đó đã bị "sửa lưng". Ngoài ra, trong khi Tổng thống Donald Trump đang hướng tới quan hệ thân thiết hơn với Nga thì động thái mở rộng thêm NATO này của Ngoại trưởng Mỹ rõ ràng đã mang lại nhiều dấu hỏi.

Đã có các ý kiến phản đối trong Đảng Cộng hòa về việc Montenegro gia nhập vào Liên minh quân sự NATO. Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa Rand Paul đã đặt câu hỏi về phản ứng tức giận của Nga trước thông tin này, những chi phí tiềm tàng cho việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO đối với một quốc gia nhỏ bé như Montenegro vốn không đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ Mỹ.

Mỹ đang thực hiện kiểu dân chủ phương Tây ở Montenegro?

Nga từ lâu đã ngăn cản việc NATO mở rộng khối đặc biệt là các quốc gia gần với Nga. Nhưng mấu chốt quan trọng nhất của việc Nga phản đối NATO muốn kết nạp thêm nước đàn em nhỏ như Montenegro là bởi cách thức này không dân chủ.

Trưởng nhóm nghiên cứu các nước vùng Balkan tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, ông Nikita Bondarev cho rằng, việc Montenegro được gia nhập NATO hay không chẳng ảnh hưởng tới an ninh của Nga bởi sự cách xa về địa lý.

Vấn đề ở chỗ giới lãnh đạo Montenegro muốn gia nhập vào liên minh theo cách NATO lôi kéo chứ không xuất phát từ nhu cầu thực sự cần thiết trong đảm bảo an ninh của người dân nước này.

"“Vấn đề của Montenegro là người dân không muốn gia nhập liên minh. Nước này hứng những trận bom của NATO vào năm 1999 nên người dân không muốn vào NATO, trong khi các nhà lãnh đạo thì có ý định đó” - ông Nikita Bondarev nhận định.

Theo ông Bondarev, các đảng đối lập Montenegro muốn một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề này trong khi các lãnh đạo thì dứt khoát phản đối.

“Trong tình hình này, Nga muốn ý kiến của người dân Montenegro được lắng nghe và việc gia nhập liên minh phải dân chủ và minh bạch, phải tổ chức trưng cầu ý dân”, ông Bondarev nói. Khi đó, NATO rõ ràng là sẽ chẳng có được cơ hội nào dù là mỏng manh nhất.

Nga cho rằng quan điểm của Montenegro gia nhập NATO chỉ là của giới lãnh đạo nước này.

AP dẫn lời chuyên gia về NATO Jorge Benitez tại viện chiến lược Hội đồng Atlantic (Washington, Mỹ) cũng chung nhận định này. Việc kết nạp Montenegro khó có thể là thách thức to lớn đối với Nga, đồng thời NATO và Nga đang phóng đại tầm quan trọng của việc này. Bởi lẽ Montenegro là một nước nhỏ và nằm cách xa biên giới Nga.

Sau cuộc Tổng tuyển cử hồi tháng 10/2016, Đảng Dân chủ của ông Montenegro Milo Djukanović đã chiến thắng kéo theo dự đoán về việc quốc gia này sẽ gia nhập NATO trong nay mai.

Giữa năm 2017, quốc gia nhỏ bé này sẽ được đưa ra để bỏ phiếu quyết định sẽ trở thành thành viên thứ 29 của NATO hay không. Việc này chắc chắn sẽ kéo theo tương lai trừng phạt kinh tế hoặc cấm vận kinh tế của Nga đối với quốc gia vốn là đồng minh lâu năm này.

Ngọc Dương
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.