Chuyên mục
Ngỡ ngàng cuộc 'soán ngôi' ngoạn mục của Nga
BÌNH LUẬN
tôi luôn theo giõi tin tức về SIRYA.và rất ủng hộ TT PUTIN.đã hành động thật quyết đoán.và đúng với mục đích là tiêu...
that tuyet .minh se o lai dat nuoc nga !

Ngỡ ngàng cuộc 'soán ngôi' ngoạn mục của Nga

Thứ bảy 10/10/2015 13:57 GMT + 7
Hơn một tuần trôi qua nhưng có lẽ nhiều nước phương Tây vẫn chưa thoát khỏi cảm giác ngỡ ngàng và choáng váng trước một cuộc “soán ngôi” ngoạn mục của Nga ở chiến trường Syria. Điều đáng nói là cuộc “soán ngôi” này có ảnh hưởng vươn xa ra khỏi biên giới quốc gia Trung Đông.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đang đạt được những thành công bước đầu.

Lật ngược tình thế

Có thể nói, quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc đưa lực lượng vũ trang can thiệp sâu vào cuộc khủng hoảng ở Syria được coi là một nước cờ đầy khôn ngoan dù không tránh khỏi những mạo hiểm. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống cho thấy, muốn thành công, người ta buộc phải có những bước đi táo bạo và chấp nhận nguy cơ.

Với Tổng thống Putin, nếu chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria thành công, ông sẽ nhận được rất nhiều. Còn ngược lại, ảnh hưởng được cho là cũng không quá lớn. Chính vì thế, nước cờ của ông chủ điện Kremlin được đánh giá là rất đáng để đi.

Ngày 30/9 đánh dấu sự kiện lần đầu tiên chiến đấu cơ Nga ồ ạt xuất kích, thể hiện sức mạnh trong cuộc tấn công dồn dập nhằm vào các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong suốt 11 ngày qua, phi cơ chiến đấu của Nga đã oanh tạc hàng chục mục tiêu của IS và phá hủy, tiêu diệt thành công hàng loạt những căn cứ chỉ huy, cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như các vũ khí hạng nặng của IS. Hàng nghìn chiến binh IS cũng phải tháo chạy khỏi Syria trước sức tấn công mạnh mẽ và quyết liệt của Nga.

Ngay khi chiến dịch quân sự của Nga mở màn ở Syria, điều đầu tiên mà ông Putin nhận được chính là việc thế cô lập, bao vây mà phương Tây dày công xây dựng suốt nhiều tháng trời nhằm vào Moscow đã bị phá bỏ.

Khi Nga cấp tập, hối hả đưa vũ khí hạng nặng đến Syria, phương Tây đã phát sốt vì lo ngại. Theo lẽ tự nhiên, họ cần phải tiếp xúc với Nga để làm rõ vấn đề. Giới chức quân sự Mỹ bắt đầu nối lại các cuộc hội đàm với những người đồng nghiệp Nga để bàn thảo về tình hình Syria. Mối liên lạc này được nối lại sau nhiều tháng trời bị cắt đứt vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đỉnh cao của việc phương Tây phải chìa tay ra lại với Nga chính là việc Tổng thống Mỹ Barack Obama buộc phải ngồi lại đối thoại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ dù còn nhiều bất đồng trong hướng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria nhưng đã nhất trí với nhau một điều họ cần phải hợp tác với nhau thì mới có thể tìm được lối thoát cho tình hình bế tắc kéo dài 4,5 năm qua ở quốc gia Trung Đông.

Những sự kiện trên được đánh giá là một lời thừa nhận của siêu cường số 1 thế giới về vai trò quan trọng của Nga trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Nó cũng được dư luận thế giới coi như là một sự chấp nhận thất bại của Mỹ và phương Tây bởi lực lượng này đã thực hiện chiến dịch không kích ở Syria suốt nhiều tháng qua mà không có hiệu quả.

Việc Nga bước vào chiến trường Syria ở thời điểm này không chỉ giúp họ phá vỡ thế bao vây, cô lập của phương Tây mà còn là “cú soán ngôi” ngoạn mục nâng vị thế của Nga lên đồng thời hạ vị thế của Mỹ và phương Tây xuống một bậc.

Mỹ mất uy thế, nội bộ phương Tây chia rẽ

Giới chức và truyền thông phương Tây ngày nào cũng ra rả đưa ra cáo buộc về việc chiến dịch không kích của Nga ở Syria không phải nhằm vào các mục tiêu IS mà nhằm vào dân thường và phe đối lập chống Tổng thống Bashar al-Assad. Bất chấp cáo buộc trên, chiến dịch của Nga ở Syria vẫn được dư luận thế giới và các nước trong khu vực Trung Đông đánh giá là có hiệu quả trong việc diệt trừ IS – nhóm khủng bố khét tiếng nhất thế giới hiện nay. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc Iraq bắt đầu có ý định trông chờ vào Nga thay vì đồng minh Mỹ trong cuộc chiến loại trừ IS ở đất nước này.

Người dân Iraq hiện giờ không ngại thể hiện mong muốn nhờ đến người Nga trong cuộc chiến chống IS dù cho lực lượng Mỹ vẫn đang hiện diện trên lãnh thổ nước này. Thậm chí, Tổng thống Putin đang được nhiều người dân Iraq coi là “vị cứu tinh” của đất nước họ. Người dân Iraq công khai so sánh ông Putin với các vị chính khách nước họ cũng như Tổng thống Mỹ Obama và họ tin rằng Nhà lãnh đạo nước Nga hơn hẳn những người mà họ so sánh, đặc biệt là ông chủ Nhà Trắng.

Còn gì bẽ bàng hơn cho Mỹ khi bị thất thế ngay chính đất nước mà họ đã đưa quân vào chiến đấu và hiện diện ở đó hơn một thập kỷ nay với mục tiêu được tuyên bố là để “cứu Iraq khỏi bàn tay của chế độ độc tài Hussein”.

Washington còn cảm thấy mất mặt hơn nữa khi chính các đồng minh Châu Âu thân thiết của họ cũng bắt đầu hoang mang, dao động và hoài nghi về khả năng dẫn dắt của Mỹ. Nội bộ các nước Châu Âu bắt đầu mâu thuẫn trong lập trường liệu có nên lật đổ Tổng thống Syria Assad hay không. Trong khi Mỹ kiên quyết theo đuổi mục tiêu này thì một số nước đồng minh Châu Âu của họ bắt đầu phát đi tín hiệu muốn thỏa hiệp, nhượng bộ trong vấn đề liên quan đến số phận chính quyền Assad.

Sở dĩ Châu Âu nóng lòng muốn đi theo hướng giải quyết của Nga bởi họ bắt đầu tin rằng Mỹ không có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria còn Nga thì có thể thành công. Châu Âu đang phải trải qua những ngày khủng khiếp khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng và đầy bất ngờ. Cuộc khủng hoảng này phần lớn xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Syria. Vì thế, tìm được lối thoát ở Syria đồng nghĩa với việc Châu Âu được tháo gỡ khỏi gánh nặng của cuộc khủng hoảng nhập cư.

Như vậy, nội bộ phương Tây cũng bắt đầu rạn vỡ trước Nga và uy thế của Mỹ rõ ràng đang giảm dần ngay chính trong mắt các đồng minh của họ.

Kiệt Linh

Tại sao Nga có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống IS tại Syria?

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích hôm 30-9, không quân Nga đã đã tiến hành khoảng 140 phi vụ không kích nhằm vào các vị trí của lực lượng khủng bố tại Syria, với các mục tiêu bao gồm các trung tâm chỉ huy, các trại huấn luyện và kho đạn dược.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các cuộc không kích, trong đó có vụ các tàu chiến của Nga ở Biển Caspian phóng 26 quả tên lửa hành trình tầm xa, đã gây thiệt hại đáng kể cho các mạng lưới chỉ huy và hậu cần của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS), cũng như cơ sở hạ tầng được sử dụng để trang bị cho những kẻ đánh bom tự sát.

Theo các nhà phân tích, các cuộc không kích của Nga tại Syria có hiệu quả hơn so với chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu chỉ với một lý do đơn giản là: Moscow đã hợp tác chặt chẽ với các lực lượng mặt đất của quân đội Syria.

Hình ảnh về một vụ không kích tại Syria do Nga công bố

“Chiến dịch chống IS của phương Tây đã thất bại vì không có tình báo con người ở đó", nhà phân tích Kamal Alam thuộc Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc phòng và an ninh cho biết tại một sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Lợi ích quốc gia. "Người Nga sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn với người Syria".

Dù quân đội Mỹ có rất nhiều cách để thu thập thông tin tình báo ở Iraq và Syria, thì những phân tích để phân biệt đồng minh và địch thường gặp nhiều thách thức lớn ở các khu vực đông dân cư.

"Khi không có đơn vị mặt đất nào, các nhà phân tích không quân thường phụ thuộc vào đại sứ quán Mỹ tại nước đó. Tuy nhiên, ở Syria, không có đại diện ngoại giao Mỹ, trong khi đại sứ quán Mỹ tại Iraq lại nằm ở Baghdad, cách xa vùng lãnh thổ do IS chiếm đóng", Tư lệnh Liên đội Trinh sát, giám sát và tình báo số 480 của Mỹ, Đại tá Tim Haugh cho biết.

Nói về quân đội Nga, ông Paul Saunders, Giám đốc điều hành Trung tâm Lợi ích quốc gia cho rằng, không có bằng chứng nào cho thấy các lực lượng tác chiến đặc biệt của Nga đang ở trên bộ cung cấp số liệu chỉ thị mục tiêu, thay vì vào đó, không quân Nga đang dựa vào quân đội Syria để thu thập thông tin tình báo.

Ông Saunders kết luận rằng, nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Nga là vì họ đã được chính phủ Syria đề nghị và có sự phối hợp chặt chẽ với quân đội Syria ở trên mặt đất để chia sẻ thông tin tình báo về các mục tiêu của IS.

Đức Hùng
Nguồn: petrotimes.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.