Chuyên mục
'Ngài Trump' và Brexit sẽ là ác mộng nhân đôi cho châu Á
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

'Ngài Trump' và Brexit sẽ là ác mộng nhân đôi cho châu Á

Thứ sáu 26/08/2016 00:58 GMT + 7
Brexit đã làm rung chuyển thị trường tài chính châu Á, nhưng "Tổng thống Trump" có thể leo thang rủi ro kinh tế-chính trị khu vực lên một tầm cao mới.

Brexit đã làm rung chuyển thị trường tài chính châu Á, nhưng "Tổng thống Trump" có thể leo thang rủi ro kinh tế lên một tầm cao mới, các nhà phân tích từ chuyên trang bình luận quan hệ quốc tế The Diplomat nhận định.

Trong một báo cáo gần đây mang tên "Trumping Asia", tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản Nomura Holdings đã lên tiếng cảnh báo châu Á sẽ là khu vực cảm nhận rõ rệt nhất những tác động tiêu cực đến từ chính sách của Donald Trump một khi ông giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.


Tàu chiến Mỹ tại căn cứ Okinawa, Nhật Bản.

Theo Rob Subbaraman người đứng đầu bản báo cáo trên nhận định, "một tổng thống như Trump sẽ làm tổn hại đến sự phát triển chung GDP của châu Á, đẩy lạm phát phi mã, khiến mức thặng dư thương mại giảm xuống và phải nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô".

Phản ứng dây chuyền đến từ một chiến thắng của Trump tới thị trường tài chính châu Á sẽ khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do lo ngại rủi ro đến từ những chính sách không chắc chắn của Mỹ và sự mất cân bằng an ninh trong khu vực.

Theo báo cáo này, Philippines và Hàn Quốc sẽ là hai quốc gia châu Á dễ bị tổn thương nhất trên cả hai kênh kinh tế và địa chính trị, trong khi Ấn Độ và Thái Lan sẽ ít bị ảnh hưởng nhất và Trung Quốc sẽ chỉ phải đối mặt với một tác động hạn chế.

Đối với Hàn Quốc, "Tổng thống Trump" có thể sẽ thay đổi lại về một thỏa thuận thương mại tự do hồi năm 2012, do có nhiều doanh nghiệp Mỹ chỉ trích chính phủ đã làm mất đi "gần 100.000 việc làm tại Mỹ", chỉ để giúp thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ tăng 5% vào đóng góp GDP trong năm 2015.

Trước đó nhà tài phiệt này trong chiến dịch tranh cử của mình từng tuyên bố sẽ buộc Hàn Quốc "phải đáp ứng toàn bộ chi phí hiện diện quân sự của Washington tại các căn cứ nơi đây", nếu không sẽ phải đối mặt với việc Nhà Trắng sẽ rút toàn lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực làm "gia tăng đáng kể rủi ro địa chính trị".

Với Philippines, quan điểm chính sách hạn chế nhập cư của Trump sẽ khiến quốc gia này mất đi dòng chảy ngoại tệ đáng kể vốn đóng góp rất lớn vào nền kinh tế đất nước. Theo số liệu báo cáo, Mỹ chiếm 35% trong tổng số lao động và người làm việc ở nước ngoài của Philippines và chiếm khoảng 31% tổng lượng kiều hối từ nước ngoài đưa về Manila.

Ngoài ra, Philippines còn là nước phụ thuộc xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ khi xuất sang bên kia bờ Thái Bình Dương 15% tổng lượng xuất khẩu, con số này của Thái Lan và Indonesia là khoảng 11%, Malaysia và Singapore ở mức dưới 10%.

Thâm hụt thương mại Mỹ-Trung trong thời gian qua cũng đã lên đến 161 tỷ USD. Theo luật pháp Mỹ, Trump có thể áp đặt thuế trừng phạt lên đến 15% với thời hạn lên đến 150 ngày mà không cần sự chấp thuận trước của Quốc hội để áp dụng với trường hợp các quốc gia có thâm hụt thương mại "lớn và nghiêm trọng" như Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới tài chính cho biết tác động vào Trung Quốc của "chính sách Trump" có khả năng sẽ bị hạn chế hơn, vì Trung Quốc và Mỹ có lợi ích nhiều hơn là xung đột trong khu vực. Hơn nữa, Trung Quốc đang dựa nhiều vào nội lực trong nước hơn là phụ thuộc vào bên ngoài - điều sẽ khiến cho cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới này ít bị tổn thương trước những cú sốc toàn cầu.

Với các đồng minh ở châu Á, Trump chỉ ra rằng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chỉ vác thêm gánh nặng tài chính lên lưng quân đội Mỹ và đòi hỏi các quốc gia này nên "đóng thêm tiền nhiều hơn để chia sẻ cho Washington".

"Họ phải trả tiền... tình hình giờ đây không còn là của 40 năm về trước. Mọi thứ giờ đây phải hai chiều", Trump cho biết, "nếu không Nhật Bản sẽ phải tự bảo vệ mình trước mối đe dọa đến từ Triều Tiên", Trump nhấn mạnh.

Giới quan sát nhận định, một khi điều này trở thành hiện thực, sự cân bằng địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị xoay chuyển một cách không thể tưởng tượng.

Theo chuyên gia Anthony Fensom của tờ The Diplomat, "cơn ác mộng Trump" đã nhân đôi thêm những bất ổn kinh tế phải đối mặt với các nền kinh tế châu Á sau sự trỗi dậy của sự kiện Brexit.

Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER), quyết định rời khỏi khỏi Liên minh châu Âu của Anh sẽ "làm suy giảm tăng trưởng kinh tế chung thông qua việc suy giảm thương mại và thị trường tài chính, và làm suy yếu triển vọng phát triển trong khu vực".

JCER dự đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong năm nay, trong khi 4 nền kinh tế chủ chốt khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan (ASEAN4) cũng chung số phận.

Theo JCER, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc sẽ chậm lại từ 6,9% trong năm 2015 xuống còn 6.5 % trong năm nay và 6% vào năm 2017, trong khi "ASEAN4" sẽ chỉ giữ tốc độ tăng trưởng chung ở mức 4,6 % cho đến năm 2017. Ngoài ra Brexit cũng có thể tạo áp lực lên các "tài sản an toàn" như đồng yên Nhật.

"Chúng ta đều biết những chính sách của Trump chỉ hướng tới việc tận dụng lợi ích tối đa cho Mỹ mà thôi", phó Thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam nói về tương lai khó khăn của châu Á một khi Trump lên làm Tổng thống Mỹ.

Sau cú sốc Brexit khiến người châu Á còn chưa kịp định hình lại toàn bộ tác động của nó tới nền kinh tế, Trump giờ đây sẽ tiếp tục là nỗi hoang mang cho khu vực trong năm 2016.

Minh Vũ
Nguồn: nguoiduatin.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.