Chuyên mục
Mỹ lân la gần Nga: Điều Mỹ ngại ngần không nói
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ lân la gần Nga: Điều Mỹ ngại ngần không nói

Thứ năm 28/05/2015 03:42 GMT + 7
Không thể sử dụng những công cụ Chiến tranh Lạnh để dọa nạt, Mỹ đang phải xích lại gần Nga.

Mỹ mon men lại gần

Chuyên gia Ali Ashraf Khan làm việc cho tờ báo tiếng Anh The Express Tribune của Pakistan đề cập tới cuộc gặp mới đây giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và Tổng thống Nga Putin. Nhà phân tích này lưu ý rằng các cuộc gặp diễn ra ở Sochi, nơi Nga đã tổ chức Thế vận hội Mùa đông và bị nhiều nước phương Tây tẩy chay.

Ông Kerry trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Lavrov và Tổng thống Nga Putin tại Sochi

Theo chuyên gia này, trong các cuộc gặp ở Sochi, ông Kerry đã thẳng thắn thừa nhận bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề Ukraine cũng phải phù hợp với thỏa thuận Minsk. Điều đó có nghĩa là Ngoại trưởng Mỹ đã gửi thông điệp rõ ràng tới Tổng thống Ukraine Poroshenko rằng không thể chấp nhận các cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào sân bay Donetsk bởi điều đó là vi phạm thỏa thuận Minsk.

Các cuộc gặp cũng như những tuyên bố của ông Kerry cho thấy Mỹ và đồng minh trong suốt hơn một năm qua không thể dọa nạt nước Nga. Washington và Brussels đã hiểu rằng sự hăm dọa không có cơ hội thành công.

Các lệnh trừng phạt tất nhiên đã gây khó khăn cho Nga, song cũng chẳng mang lại cho phương Tây điều gì trong chính sách đối ngoại. Chính sách của Nga là không thay đổi. Người dân Nga đã không chống lại Tổng thống của mình như dự liệu của phương Tây. Ngược lại, họ còn đoàn kết hơn xung quanh ông Putin. Một ví dụ điển hình là phong trào “Trung đoàn bất tử” trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng phát xít vừa qua.

Các biện pháp trừng phạt không thể cô lập Nga mà ngược lại còn có hại cho chính phương Tây. Các nhà sản xuất hàng hóa từ nhiều nước khác nhau tìm mọi cách để tăng cường trao đổi thương mại với Nga. (Điển hình là việc các nhà sản xuất ở các nước bị Nga cấm nhập khẩu nông sản đã tìm cách “tuồn” hàng qua Ukraine để vào được thị trường Nga).

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng này cũng giúp Nga thấy rằng cần nhìn về hướng Đông chứ không phải hướng Tây, cả về phương diện lợi ích kinh tế lẫn chính trị. Điển hình là mối quan hệ Nga-Trung trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Những binh sĩ được cho là đặc nhiệm Nga tại Crimea

Cuối cùng, người Mỹ đã nhận được bài học là: họ không thể một mình giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế. Họ cần sự giúp đỡ của Nga, đặc biệt là đối với những đất nước Nga có quan hệ thân thiết từ lâu như Iran hay Syria.

Đó cũng là một trong những lý do khiến Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bay tới Sochi để làm dịu những xích mích với Nga. Đối với Tổng thống Mỹ Obama, đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran là vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Ông Obama không muốn “mất mặt” nên muốn thành công trong các cuộc đàm phán với Iran. Đáng chú ý là trong các cuộc gặp, ông Kerry không hề đả động tới Crimea, vốn là cái cớ để Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga.

Sau cuộc những căng thẳng trong một năm rưỡi qua, có 2 điều nổi bật:

Thứ nhất, phương Tây đã phải tốn mất 40 năm để tiến hành Chiến tranh Lạnh chống Liên Xô. Kết quả là Liên Xô đã tan rã, nhưng Nga vẫn “sống sót và đang phục hồi” để trở thành một nhân tố quan trọng trên trường quốc tế.

Thứ hai, cuộc "chiến tranh lạnh mới" không thể kéo dài quá 2 năm. Chỉ từng đấy thời gian cũng đủ để phương Tây hiểu rằng Nga không thể bị dọa nạt và không thể bị cô lập.

Tuyệt chiêu vô dụng

Nhà phân tích George Friedman của Stratfor cho rằng thế giới ngày nay bất ổn hơn. Để đi tìm câu trả lời có thể phân tích những hậu quả của Chiến tranh Lạnh.

Đó là một cuộc xung đột bị đóng băng lâu dài. Liên Xô cuối cùng đã sụp đổ với sự ra đời của một số nước cộng hòa độc lập. Nhưng cũng chính từ đó, giữa biển Đen và Baltic xuất hiện một “vành đai bất ổn tiềm tàng”.

Một thập kỷ sau khi Liên Xô tan rã và nước Đức thống nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng tầm ảnh hưởng về phía Đông, tới cả những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Trong khi đó, Trung Quốc dần đóng vai trò toàn cầu trong nền kinh tế thế giới.

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001

Chính từ đó, thế giới bắt đầu bất ổn. Dấu hiệu đầu tiên chính là thảm kịch ngày 9/11. Cuộc tấn công đã đánh dấu giới hạn sức mạnh của nước Mỹ.

Tiếp theo là hành động quân sự của Nga ở Gruzia. Nó cho thấy Nga đã hồi sinh, ít nhất là trong vai trò của một cường quốc khu vực.

Dấu hiệu thứ ba là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ.

Ở chiều ngược lại, Nga tận dụng được lợi thế của một nhà cung cấp khí đốt hàng đầu; củng cố vị thế ở Trung Đông; và kiên quyết chơi ván bài của mình ở Ukraine.

Những thay đổi nổi bật trên cho thấy Mỹ dù vẫn chiếm vị trí dẫn đầu nhưng những công cụ mà Mỹ từng sử dụng trong Chiến tranh Lạnh giờ đã không còn hiệu quả. NATO dù có tăng cường lực lượng quân sự ở Đông Âu cũng không đủ sức mạnh. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không thể giúp các quốc gia vượt qua khó khăn, thậm chí tự mình trở thành vấn đề kinh tế cần được giải quyết.

Tổng thống Mỹ và Nga tại Bắc Ireland ngày 17/6/2013

Không thể phủ nhận ví thế dẫn đầu của nước Mỹ, song chính người Mỹ cũng hiểu rằng họ không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Hãy nhìn trên bản đồ thế giới, từ Nga tới Trung Quốc, từ một phần Trung Động cát bụi tới Mỹ Latin, tất cả đều có thể trở thành kẻ thù công khai hoặc đối thủ chiến lược của Mỹ.

Trong tháng Sáu này, người Mỹ có hai vấn đề lớn gồm: đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran và kéo dài lệnh trừng phạt của EU chống Nga. Chắc chắn ông chủ Nhà Trắng, người từng được giải Nobel hòa bình và chỉ còn tại nhiệm chưa đầy 2 năm nữa, sẽ phải đau đầu cân nhắc!


Song Tài
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.