Chuyên mục
Mệt mỏi vì nước Mỹ
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mệt mỏi vì nước Mỹ "bốc đồng", Pháp, Đức rủ nhau "làm lành" với Nga

Thứ ba 29/05/2018 10:57 GMT + 7
Điều gì khiến cho châu Âu từng căng thẳng với Nga đến đỉnh điểm sau vụ đầu độc điệp viên Skripal hai tháng trước bỗng quay ngoắt 180 độ để tìm tới Moscow?

Pháp tỏ ra hào hứng trong việc gây dựng quan hệ nồng ấm hơn với Nga, nhưng câu hỏi đặt ra là chính quyền ông Macron sẽ làm được đến đâu.

Gió đột ngột đảo chiều

Quan hệ Nga-phương Tây đã có sự biến đổi trong khoảng thời gian 10 ngày qua. Phong trào cô lập Nga của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine dường như đã ấm lên một cách đột ngột, tương tự như khi căng thẳng giữa hai bên bất ngờ nổi lên cách đây bốn năm trước.

Ba nhà lãnh đạo: Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - đã thăm Nga trong thời gian từ ngày 18/5, chủ yếu để tham dự Diễn đàn Kinh tế St Petersburg.

Nhưng tại đây, họ đều có chung một quan điểm rất khác với quốc gia vốn được coi là kình địch của mình: Nga là một đối tác không thể thiếu, bất chấp sự trừng phạt - quan hệ kinh tế và chính trị với Nga là điều cần thiết.

Mặt khác, các nhà phê bình Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ phải suy nghĩ lại về quan điểm ông là người quá “gần gũi” với Nga. Bởi trên thực tế, chính Mỹ mà không phải quốc gia châu Âu nào khác đang có căng thẳng với Moscow hơn cả.

Tất nhiên, ba nhà lãnh đạo phương Tây đến Nga không có cùng những mục đích giống nhau. Thủ tướng Merkel, Tổng thống Macron và Thủ tướng Abe – mỗi người đều có một chương trình nghị sự cụ thể với lãnh đạo nước chủ nhà.

Nhưng đáng lưu ý hơn, ba nhà lãnh đạo không quan tâm đến việc lợi dụng mối quan hệ căng thẳng của Nga với Mỹ để gia tăng áp lực hơn với Moscow. Trực giác của họ mách bảo rằng, không sớm thì muộn, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Nga và Mỹ sẽ diễn ra, và một sự bình thường hóa quan hệ chỉ là vấn đề thời gian.

Tương tự, Tổng thống Vladimir Putin cũng không có khuynh hướng biến các chuyến thăm của ba nhà lãnh đạo phương Tây hàng đầu thành một nền tảng "chống Mỹ" để khai thác “rạn nứt xuyên Đại Tây Dương” (bất đồng giữa Mỹ và châu Âu trong các vấn đề kinh tế và quân sự) hiện tại.

Trọng tâm của ông là những gì các nhà lãnh đạo này có thể mang lại cho nền kinh tế Nga thông qua các con đường thương mại và đầu tư.

Nga có thể khai thác sâu vào “rạn nứt xuyên Đại Tây Dương” để lập nên một trật tự mới, một sự phá vỡ hoàn toàn liên kết vững chắc giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên, Moscow đã không làm điều này vì nhận thức được rằng, họ sẽ không thể giải quyết một mình mà không có sự tham gia của Mỹ trong các vấn đề như Syria, vấn đề hạt nhân của Iran và khủng hoảng Ukraine, v.v.

Khi nước Mỹ quay lưng

Đức có quá nhiều mối quan tâm phải lo lắng hơn là tìm cách gây áp lực lên Nga.

Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Macron là hai nhà lãnh đạo thể hiện sự háo hức nhất trong việc thiết lập một mối quan hệ mới với Nga.

Nhà lãnh đạo Pháp đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Putin về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc chiến ở Syria, và có lẽ tập trung hàng đầu vào cách cứu vớt thỏa thuận hạt nhân Iran mà cả Pháp và Nga đều tham gia.

Chuyến thăm của ông Macron sẽ được coi là khá gượng ép nếu diễn ra cách đây hai tháng trước, khi căng thẳng giữa Moscow và châu Âu đã đạt đến đỉnh điểm sau khi cựu điệp viên Skripal bị đầu độc trên đất Anh.

Không chỉ cam kết sẽ vượt qua các khoản đầu tư của Đức tại Nga (18 tỷ USD), ông Macron còn mở đường cho các tập đoàn năng lượng lớn trong nước tăng cường hợp tác với đối tác Nga trong các dự án ở Siberia. Nhà lãnh đạo trẻ cũng tim kiếm một “cơ chế” mới để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Tuy nhiên, Moscow vẫn chưa tìm ra tiềm năng có thể khai thác được từ chính quyền Macron. Vấn đề hiện tại là Tổng thống Macron sẽ đi xa đến mức nào để loại bỏ các biện pháp trừng phạt thù địch của Liên minh châu Âu chống lại Nga hoặc thoát khỏi các chiến lược khiêu khích Nga của phương Tây.

Còn đối với Đức, Nga luôn coi đó là một đối thủ chính trong EU. Thủ tướng Merkel chính là người cùng với cựu Tổng thống Barack Obama dựng lên một chế độ trừng phạt khắc nghiệt chống lại Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine 2014.

Nhưng đã có nhiều thay đổi kể từ đó. Obama đã rời sân khấu; chính sách nhập cư gây tranh cãi và cuối cùng uy tín về mặt chính trị của nữ lãnh đạo lâu năm nhất ở châu Âu bị suy giảm tồi tệ (mặc dù nền kinh tế Đức vẫn phát triển xuất sắc); và bà cũng bị bao vây bởi một số yếu tố khách quan tiêu cực khác.

Brexit khiến liên kết của liên minh châu Âu bị lung lay, chính sách “nước Mỹ là trên hết” của Tổng thống Trump không ngừng xung đột với Berlin (thậm chí là với cá nhân bà Merkel).

Quyết định gần đây của Tổng thống Trump trong việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran đang đặt châu Âu vào một tình thế khó khăn. Theo tờ The Atlantic, chính động thái này đã khiến cho Pháp và Đức tiến gần hơn với Nga.

Quyết định của Mỹ tiếp tục làm xấu đi mối quan hệ giữa Washington và các đồng minh châu Âu - sau những bất đồng năm ngoái khi Mỹ rút khỏi hiệp ước khí hậu Paris và tuyên bố áp đặt mức thuế mới cho mặt hàng thép và nhôm của châu Âu.

Những vết nứt ngoại giao này đã khiến một số người đặt câu hỏi về mối liên kết vững chắc trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Theo học giả Mathieu Boulègue, bất chấp sự khác biệt cơ bản giữa Nga và các lãnh đạo châu Âu, họ lại một điểm chung quan trọng khác: Sẵn sàng đứng lên phản ứng lại trước các quyết định không hợp lý của Mỹ.

“Nga sẽ khai thác càng nhiều càng tốt câu chuyện nước Mỹ không tôn trọng các cam kết quốc tế của mình”, chuyên gia nghiên cứu về Nga và Á-Âu tại trung tâm nghiên cứu quốc tế Chatham House nêu quan điểm. "Điều này sẽ cho phép Nga có thêm nhiều sự ủng hộ hơn trên bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai liên quan đến Iran, và thậm chí là cả ở Syria. Nga chắc chắn sẽ tận dụng điều đó”.

Quốc Vinh
Nguồn: nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.