Chuyên mục
Khám lãnh sự quán Nga, Washington chứng minh đế chế thê thảm?
BÌNH LUẬN
Xấu hỗ cho nước mĩ

Khám lãnh sự quán Nga, Washington chứng minh đế chế thê thảm?

Thứ ba 05/09/2017 10:03 GMT + 7
Trình độ của an ninh và tình báo Mỹ đã xuống thấp tới mức báo động, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0...

Sau khi dọa, rồi khám xét và tịch thu tài sản Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco và hai cơ sở của phái bộ đại diện thương mại Nga ở Washington và New York, Mỹ còn đề xuất Nga bán lại tòa Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco.

Điều đó khiến cho vòng xoáy trả đũa ngoại giao Nga – Mỹ chưa thể có điểm dừng khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow sự việc nên kết thúc để tháo gỡ, song Washington không muốn như vậy, mà “nhảy điệu tango không thể chỉ có một người".

Quan hệ Nga - Mỹ không thể đồng điệu bởi điệu nhảy tango không dành cho có một người.

Tuy nhiên, điều quan trọng là qua bước đi mới nhất của Mỹ - đóng cửa, khám xét, tịch thu tài sản Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco và các cơ sở thương vụ của Nga ở Washington và New York - người Mỹ đã chứng minh được điều gì?

Thứ nhất, Washington đã làm tổn hại thể diện quốc gia nước của Mỹ - siêu cường số một thế giới - qua hành động kiểu ngoại giao con buôn này.

Trong bang giao quốc tế, lĩnh vực ngoại giao là thể hiện cao nhất thể diện một quốc gia, công cụ ngoại giao luôn được cùng để sửa chữa những sai lầm, sai sót phát sinh trong các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự hay kinh tế.

Những việc "làm sáng tỏ", "làm rõ thêm", "lấy làm tiếc" hay "nói lại cho rõ"...là những ngôn từ của ngoại giao nhà nước thể hiện ra khi thể diện quốc gia có nguy cơ bị tổn hại, bởi những hoạt động trong các lĩnh vực khác bị lệch chuẩn và gây tiêu cực.

Nghĩa là ngoại giao luôn là thể hiện chuẩn mực của một quốc gia trong bang giao quốc tế, thậm chí ngoại giao còn hiệu chỉnh các lĩnh vực khác để giữ gìn thể diện quốc gia trước bạn bè quốc tế.

Trong lịch của nước Mỹ, đã rất nhiều lần Bộ ngoại giao Mỹ phải ngăn chặn, thậm chí nhận lỗi vì hành động của Cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) ở nước ngoài, để đảm bảo thể diện quốc gia của nước Mỹ không tổn hại bởi hành động của CIA.

Vậy mà đến nay, chính quyền nhiệm kỳ 57 của nước Mỹ, đã thể hiện kiểu ngoại giao bếp núc, đánh mất đi sự thanh cao của ngoại giao nhà nước, đưa hoạt động ngoại giao phải chịu sự hiệu chỉnh từ các lĩnh vực khác, mà đúng ra là ở chiều ngược lại.

Ngành ngoại giao Mỹ đã không còn bản chất của ngoại giao nhà nước mà thể hiện là ngoại giao con buôn - khi mất vật gì là nghi ngờ bất kỳ ai, khám xét bất kỳ ai, mà quên mất tính chất của hành động sẽ đưa chủ thể của hành động xuống mức thấp nhất trong ứng xử.

Vị tổng thống doanh nhân đã làm cho thể diện của nước Mỹ bị tổn hại khi cho áp dụng kiểu ngoại giao lạ.

Thứ hai, ngành ngoại giao Mỹ đã thật sự bế tắc, không còn con bài tẩy nào có thể sử dụng để đấu chọi với Nga, nên phải chọn kiểu ngoại giao con buôn.

Cũng nên biết, Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco và Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Leningrad (nay là TP St. Peterburg) được thành lập từ đầu thập niên 1970, theo một thỏa thuận giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Richard Nixon, vào tháng 6/1973.

Hai tòa Tổng lãnh sự quán được xây dựng ở hai thành phố lớn của Mỹ và Liên Xô được xem là kết quả nỗ lực miệt mài của các nhà ngoại giao hai nước trong nhiều năm dài, là một biểu tượng ngoại giao hiếm có.

Điều đó cho thấy, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dù rất căng thẳng, Washington và Moscow vẫn đạt được những thành quả trong lĩnh vực ngoại giao nhà nước và hơn 40 năm qua, những thành tựu ấy vẫn được lưu giữ và phát huy.

Vậy mà, nay chính quyền mới tại Washington lại thực hiện kiểu ngoại giao con buôn, quyết xoá bỏ những thành quả của các thế hệ trước.

Thực ra, theo giới phân tích, kể từ khi ông James Baker - Ngoại trưởng dưới thời chính quyền Tổng thống Bush (cha) rời nhiệm sở thì ngành ngoại giao của nước Mỹ không có một nhà hoạch định chính sách đối ngoại tầm cỡ cho nước Mỹ.

Ngành ngoại giao của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh đã thua kém rất nhiều so với Trung Quốc và nhiều cường quốc khác. Song do sức mạnh vượt trội của Mỹ về  kinh tế và quân sự nên những thua kém ấy trở nên nhạt nhoà.

Tuy vậy, hậu quả ngành ngoại giao Mỹ phải nhận lãnh từ đó đến nay không ít, mà đỉnh điểm là thảm họa tại Libya, khi Đại sứ Mỹ tại nước này bị phiến quân sát hại, nhưng thời điểm đó Washington vẫn thể hiện chuẩn mực của ngoại giao quốc tế.

Nay thì chính quyền Mỹ bất chấp tất cả, quên cả thể diện quốc gia và chức năng của ngoại giao nhà nước, hành xử kiểu ngoại giao con buôn, điều đó chứng tỏ Washington đã hết bài trong cuộc chơi với Moscow – mà Washington là bên khởi phát.

Việc khám xét cơ quan ngoại giao Nga chỉ chứng minh cho sự xuống cấp ngành ngoại giao, an ninh và tình báo Mỹ.

Thứ ba, trình độ của an ninh và tình báo Mỹ đã xuống thấp tới mức báo động, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0

Việc khám xét, tịch thu tài sản của các cơ quan ngoại giao Nga cho thấy trình độ của an ninh và tình báo Mỹ vẫn còn dừng lại ở mức "phải nhìn thấy", "phải sờ thấy". Điều này khiến cho dư luận quốc tế rất ngạc nhiên.

Còn nhớ ngày 21/5 vừa qua, The New York Times dẫn lời 10 quan chức đương nhiệm và từng làm việc cho CIA tiết lộ về một chương cay đắng chưa từng được hé lộ trong lịch sử của cơ quan tình báo nổi tiếng này.

Cụ thể, mạng lưới thu thập tin tức dày công thiết lập tại Trung Quốc đã bị triệt phá hoàn toàn trong giai đoạn 2010 - 2012. Thậm chí đã hơn 5 năm trôi qua nhưng CIA vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đằng sau thất bại này.

Theo The New York Times, chỉ trong vòng 2 năm, đã có 18 - 20 nguồn tin của CIA bị thủ tiêu hoặc bỏ tù và hầu như làm tê liệt công tác thu thập tình báo tại Trung Quốc cho đến nay.

Khi đó có nhận định cho rằng CIA thất bại do quá tự tin, song với hành động khám xét cơ quan ngoại giao Nga để tìm chứng cứ, cho thấy nghiệp vụ tình báo Mỹ kém nên thất bại chứ không phải tự tin rồi chủ quan và sập bẫy.

Có thể thấy rằng, nguyên nhân hành động trừng phạt Nga của Mỹ là do Tổng thống Putin bị cho là có những tác động gây hiệu ứng tiêu cực đến cả tình hình chính trị, tình hình nội trị cũng như chiến lược đối ngoại của nước Mỹ.

Với các biện pháp thể hiện sự kém cỏi trong trình độ, làm sao an ninh và tình báo Mỹ có thể tìm ra được cơ chế tác động của Putin.

Tuy nhiên, do cho đến nay Washington vẫn không tìm ra cơ chế tác động của Putin, khiến cho việc trừng phạt trở thành hành động ngẫu hứng và đương nhiên giới chính trị Mỹ khó có thể nuốt trôi cục nghẹn này.

Vì vậy, ngành an ninh và tình báo Mỹ sẵn sàng làm những điều gây tổn hại đến thể diện quốc gia, ngành ngoại giao Mỹ sãn sàng thể hiện kiểu ngoại giao con buôn, miễn là tìm ra dấu vết để hiểu được chế mà Putin đã tác động vào nội tình nước Mỹ.

Song đối đầu với một nguyên thủ quốc gia vốn từng là điệp viên KGB kỳ cựu, mà các ngành ngoại giao, an ninh và tình báo Mỹ thể hiện trình độ thấp như vậy thì làm sao có thể chiến thắng được Putin.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.