Chuyên mục
Hậu phóng tên lửa đáp trả Syria: Diễn biến tiếp phụ thuộc vào Nga?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Hậu phóng tên lửa đáp trả Syria: Diễn biến tiếp phụ thuộc vào Nga?

Thứ bảy 08/04/2017 09:05 GMT + 7
Những tiếp diễn sắp tới sau đòn đáp trả của Mỹ vào Syria phụ thuộc vào Assad và nhất là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ rõ thái độ của mình. Lầu Năm góc cũng đã xác định cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ không quân al-Shayrat gần Homs (Syria), chính là sự thể hiện rõ ràng nhất phản ứng của Washington trước khả năng Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học trên chính những thường dân của mình.

Theo tờ The Guardian, đặt ra mục tiêu là trừng phạt chính phủ Syria và không để tái diễn thêm bất kỳ cuộc tấn công hoá học nào nữa, tuy nhiên, những gì xảy tiếp theo vụ phóng tên lửa, sẽ phụ thuộc chủ yếu vào Tổng thống Assad và nhất là Nga – quốc gia vẫn luôn “sát cánh” cùng chính quyền Damascus.

Damascus đã đánh giá quá thấp Tổng thống Trump?

Ngay cả khi những gì phương Tây cáo buộc là đúng, khả năng tiến hành thêm các vụ tấn công hoá học, dẫn đến sự leo thang can thiệp của Mỹ tại Syria – có lẽ không phải là những gì Damascus mong muốn. Tuy nhiên, nếu thực sự chính phủ Syria đứng sau sự kiện bi thảm hôm 4/4, nguyên nhân cho lựa chọn này của Tổng thống Assad sẽ vẫn là một dấu hỏi lớn.

Liệu có phải người đứng đầu chính phủ Syria đã đánh giá sai Tổng thống Trump, khi nhìn vào việc ông từng phản đối động thái quân sự của Mỹ sau vụ tấn công bằng khí gas sarin năm 2013 cũng tại Syria, hoặc những ám chỉ của ông chủ Nhà Trắng về mối ưu tiên đối phó với chủ nghĩa khủng bố toàn cầu?


59 quả tên lửa Tomahawk đã được Mỹ "nã" vào Syria (ảnh: nbc)

Về phía Nga, các quan chức Lầu Năm góc tiết lộ, quân đội Nga từng hiện diện tại căn cứ không quân al-Shayrat – nơi các máy bay cất cánh, chở theo những quả bom hoá học sử dụng trong vụ tấn công.

Moscow đáng lẽ phải là bên đảm bảo rằng, Syria sẽ không có bất kỳ dính dáng nào nữa đến vũ khí hoá học sau năm 2013. Tuy nhiên, vụ việc hôm 4/4 lại diễn ra ngay trước mắt họ. Theo lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, “hoặc nước Nga đã đồng loã [với thủ phạm] hoặc nước Nga không đủ khả năng [thực hiện nhiệm vụ của mình].”

Ông Tillerson có thể sẽ tìm được câu trả lời thích hợp trong chuyến công du đến Moscow vào tuần sau. Từng trực tiếp gắn Huy chương Hữu nghị cho ông Tillerson (khi đó còn là người đứng đầu tập đoàn ExxonMobil), Tổng thống Putin có lẽ cũng sẽ không tưởng tượng ra hết được sự căng thẳng trong cuộc gặp sắp tới giữa hai bên. 

Tình báo Mỹ tin rằng, Moscow đã sử dụng “nhiều biện pháp chủ động” khác nhau để can thiệp một cách có lợi cho ông Trump, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, sự ủng hộ này dường như đã đi chệch khỏi quỹ đạo tính toán ban đầu. Ông chủ mới của Nhà Trắng mở rộng ngân sách quốc phòng áp dụng cho cả vũ khí thông thường và hạt nhân – khiến cuộc chạy đua vũ trang Nga – Mỹ đồng nghĩa với một khoản chi phí khổng lồ cho Moscow. Và mới đây nhất, Tổng thống Mỹ đã không ngần ngại, ra lệnh phóng hơn 50 quả tên lửa vào một đồng minh của Moscow. 

Cho đến thời điểm hiện tại, nước Nga vẫn từ chối những cáo buộc của phương Tây và cho rằng, nguyên dân đến thương vong dân thường tại Khan Sheiku, là do một quả bom của Chính phủ đã rơi đúng vào một nhà máy sản xuất vũ khí hoá học.

Nga có tiếp tục “canh bạc” Syria?

Câu hỏi lớn đặt ra không phải Moscow sẽ ủng hộ ai, mà là nó có trả đũa hay không. Nếu Nga “đồng loã” trong vụ tấn công hoá học, và muốn chứng minh rằng Mỹ không đủ khả năng giải quyết vấn đề Syria, Putin có thể sẽ “đặt nhiều hơn nữa” vào canh bạc Syria. Nếu Putin cho rằng, người đồng cấp Assad của mình đã đi quá giới hạn, ông có lẽ sẽ bắt Damascus phải trả giá – bắt đầu từ việc thu hẹp sự hỗ trợ của Nga cho Syria.

Chuyến đi của ông Tillerson đến Moscow cũng sẽ là một phép thử cho chính quyền Trump. Hôm thứ Năm (6/4), Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố, bất chấp những cuộc tấn công vừa qua, mục tiêu của nước Mỹ tại Syria vẫn không thay đổi: tiêu diệt IS vẫn là ưu tiên hàng đầu, để cùng hướng tới một thoả thuận hoà bình và chuyển giao quy môn lớn.


Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc họp báo ngày 6/4 (ảnh: Reuters)

Nếu đây là sự thật, nước Nga có lẽ sẽ vẫn có thể tiếp tục giúp đỡ Tổng thống Assad “xử lý” những thành phố khác của Syria vẫn đang nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng đối lập; nhưng, họ sẽ chỉ được phép sử dụng các loại bomb thông thường, chứ không phải là vũ khí hoá học.

Tuy nhiên, nếu Tổng thống Trump kiên quyết loại bỏ Assad bằng sức mạnh quân sự, sẽ có rất nhiều thứ cần phải được xem xét.

Nga có thể sẽ thách thức Mỹ tại Hội đồng bảo an về tính hợp pháp của cuộc không kích do Mỹ tiến hành. Ngoại trưởng Tillerson đã nỗ lực để xây dựng nên lập trường về một cuộc tấn công mang tính phòng ngừa việc vũ khí hoá học bị rơi vào tay lực lượng khủng bố, và có thể bị lợi dụng để chống lại Mỹ. Tuy nhiên, luận điểm này trở nên lỏng lẻo bởi chính sự khăng khăng của Lầu Năm góc rằng, mục tiêu của cuộc tấn công không phải là phá huỷ vũ khí hoá học. Trong thực tế, việc tránh ném bom vào các địa điểm lưu giữ vũ khí hoá học, để tránh gây ra thương vong cho dân thường – cũng là một thử thách rất khó khăn.

Chính quyền Tổng thống Trump cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức về tính hợp pháp đến từ một phần thiểu số của Quốc hội – vốn vẫn từ chối khả năng Mỹ tham chiến tại Syria. Về cơ bản, ông Trump sẽ có được sự ủng hộ thống nhất từ phía Đảng Cộng hoà – những người từ trước đến nay luôn lo lắng về mối quan hệ của ông với Nga. Cho dù như thế nào, Nhà Trắng cũng đã thành công trong việc “lái” sự chú ý  của dư luận ra khỏi những cuộc điều tra, về những kết nối giữa các cộng sự thân tín của ngài Tổng thống với chính quyền Moscow.

Trump khiến Tập Cận Bình phải “tính toán” lại?

Nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có thể trực tiếp đánh giá ý nghĩa thực sự của cuộc không kích, hơn ai hết có lẽ chính là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống Trump phát lệnh tấn công chỉ ngay trước khi ông và người đồng cấp bắt đầu dùng bữa tối tại tư dinh Mar-a-Lago. Reuters dẫn lời một nguồn tin cấp cao cho biết, ông Trump đã nói với ông Tập về quyết định của mình khi bữa ăn kết thúc – có lẽ để tránh cho những gượng gạo không đáng có giữa hai bên vào sáng hôm sau.


Ông Trump ra quyết định không kích ngay trước bữa tối với người đồng cấp (ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, cho dù Tổng thống Trump có nói gì về mục tiêu của vụ trả đũa tên lửa, những ảnh hưởng mà nói đem lại chắc chắn sẽ mang tính toàn cầu. Ông Tập sẽ phải tính toán lại những gì Washington có thể làm nếu CHDCND Triều Tiên tiếp tục các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của mình, hoặc xa hơn nữa, là việc Mỹ và Trung Quốc “đụng độ” bất ngờ tại khu vực tranh chấp Biển Đông. Đối mặt với ông tại Florida chính là một trong những nhà lãnh đạo “gây bất ngờ” nhất trong lịch sử nước Mỹ - một vị Tổng thống đang cho thấy, ông không e ngại để phần còn lại của thế giới cảm nhận được sức mạnh và vị thế siêu cường của Mỹ có ý nghĩa như thế nào.

Theo The Guardian
Nguồn: toquoc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.