Chuyên mục
Cuộc chiến Syria nâng tầm nước Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cuộc chiến Syria nâng tầm nước Nga

Thứ bảy 03/02/2018 10:14 GMT + 7
Bên cạnh những chiến thắng quân sự vang đội, cuộc chiến tại Syria còn giúp Nga xây dựng lại hình ảnh nước lớn.

Lấy lại hình ảnh

Cùng với việc phân tích hàng loạt thành công về mặt quân sự của Nga ở Syria, phương Tây dù buông lời gièm pha cũng không thể chối cãi những cái được của Moscow về mặt chính trị.

Về mặt lý, hành động quân sự mà quân đội Nga triển khai ở Syria là nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố, theo lời mời của Chính phủ Syria và rút quân đúng lúc.

Nga còn hành động kết hợp với các nước lớn khu vực nhằm khởi động tiến trình hòa bình. Điều này không những cho thấy thực lực quân sự lớn mạnh, mà còn thể hiện quan điểm của Nga đối với trật tự thế giới: sức mạnh quân sự vẫn là quan trọng nhất để phán xét tiêu chuẩn nước lớn của Nga.

Nga đã chứng minh sức mạnh quân sự đáng nể tại Syria

Hiện có nhiều ý kiến đồng tình rằng Nga chủ trương thế giới đa cực, phát huy vai trò đặc biệt và độc lập trong trật tự thế giới.

Nga liên kết với nhiều bên để tìm ra phương án giải quyết mang tính xây dựng, thay đổi quỹ đạo phát triển trong cuộc khủng hoảng Syria từ xung đột vũ trang đa phương sang đối thoại chính trị mà tất cả các lực lượng đồng ý tham gia.

Mục đích là tạo ra một niềm tin: Nga là nhân vật không thể thiếu trong các vấn đề quốc tế, không có Nga thì không có an ninh thật sự.

Có một “bài học” được giới phân tích Trung Quốc nhắc lại đó là Nga thường là bên tham gia quan trọng nhất đối với việc bảo vệ hòa bình lâu dài: Hội nghị Vienna năm 1815, Hội nghị Yalta năm 1945.

Ngược lại, Hội nghị hòa bình Paris năm 1919 không có sự tham dự của nước Nga Xô viết đã chỉ có thể duy trì thành quả hòa bình trong 20 năm và sau đó là Thế chiến II bùng nổ.

Ý đồ gạt bỏ sự tham gia của Nga trong vấn đề Ukraine dù nhìn từ góc độ nào thì cũng đã khiến cho Ukraine bất ổn. Hàng nghìn năm qua, điều giúp Nga có thể đứng vững trước các cường quốc thế giới là sức mạnh cứng, dựa vào mưu lược và trí tuệ kiểu Nga.

Binh sĩ Nga dò mìn tại thành cổ Palmyra, Syria

Bên cạnh đó, với việc tham chiến ở Syria, Nga đã có cơ hội phô diễn khả năng và hiệu quả thực chiến của trang thiết bị vũ khí, mở rộng thị trường thương mại quân sự

Cuộc khủng hoảng Ukraine khiến cho Mỹ xem xét lại thực lực quân sự của Nga, một số quan chức quân sự và tình báo của Mỹ từng bày tỏ sự lo ngại. Xe bọc thép hạng nhẹ mà Lục quân Mỹ dựa vào chủ yếu ở Iraq và Afghanistan đối mặt với vũ khí của Nga rõ ràng là yếu thế, uy lực của xe tăng chủ lực như xe tăng T-90 của Nga từng được coi là lỗi thời vẫn không thể xem thường.

Trung tướng Lục quân Mỹ Herbert Raymond McMaster cho rằng: “Nga sở hữu các hệ thống tên lửa, tên lửa đạn đạo và đại bác có tầm bắn vượt qua hệ thống đại bác của Lục quân Mỹ, sức sát thương cũng lớn hơn”.

Thượng tướng Lục quân Mỹ đã giải ngũ từng đảm nhận chức Tư lệnh NATO Wesley Clark cũng thừa nhận xe tăng Nga đã được cải tiến rất lớn, do vậy “trước tên lửa chống tăng về cơ bản khó bị tấn công”.

Cuộc chiến ở Syria là lần đầu tiên Nga tác chiến ngoài lãnh thổ kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Tính năng của rất nhiều trang thiết bị do Nga sản xuất trong môi trường thực chiến đã phô diễn cho khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.

Thành công ngoạn mục

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã ảnh hưởng tới nguồn cung cấp linh kiện thay thế, buộc Nga thực hiện kế hoạch thay thế nhập khẩu, nhưng chất lượng của những sản phẩm bản địa hóa này có thể khiến khách hàng nước ngoài hoài nghi.

Bên cạnh đó, việc bị phương Tây bao vây cô lập đã khiến phạm vi trao đổi kỹ thuật quân sự nước ngoài của Nga bị giới hạn.

Hành động quân sự của Nga ở Syria đã hóa giải được những tác động lớn này, một mặt tiến hành kiểm tra thực tế chiến đấu của vũ khí, mặt khác đã tìm kiếm được đối tác hợp tác kỹ thuật quân sự mới.

Nga không chỉ quan tâm tới việc bán các lô vũ khí nguyên chiếc như S-400 hay Su-35 mà còn phát triển theo hướng hợp tác kỹ thuật quân sự ở cấp độ sâu hơn như xây dựng các nhà máy bảo trì tại nước khách hàng, huấn luyện phi công, chuyên gia kỹ thuật nước ngoài tại các học viện quân sự Nga.

Máy bay Su-35 của Nga tham gia tác chiến tại Syria

Giáo sư Vadim Kozyulin thuộc Học viện quân sự Nga nhấn mạnh bất cứ lúc nào cũng phải nghĩ đến việc một quốc gia khi mua vũ khí, cái mà họ mua được không chỉ là thiết bị, mà còn là một số lợi ích chính trị nào đó.

Trong quá trình tấn công IS, Nga và các nước Syria, Iraq, Iran đã xây dựng Trung tâm thông tin tình báo liên hợp, đã tăng cường tầm ảnh hưởng của bản thân ở khu vực Trung Đông.

Nga là nước cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất cho Syria, cung cấp nhiều loại vũ khí trong đó có xe tăng T-72, trực thăng chiến đấu Mi-29, tên lửa đạn đạo đất đối không..., chiếm 90% vũ khí mà Syria có được. Ngoài viện trợ quân sự, Syria vẫn có khoản nợ vũ khí 13 tỷ USD đối với Nga.

Trước cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Iraq từng là nước nhập khẩu chính của Liên Xô, sau đó Mỹ dần chiếm ưu thế trên thị trường thiết bị quân sự ở Iraq. Để giành lại quyền phát ngôn trong các vấn đề ở Trung Đông, năm 2012 Nga và Iraq đã ký hợp đồng mua bán quân sự trị giá 4,2 tỷ USD, trực thăng tấn công Mi-28NE lần đầu tiên được phê chuẩn xuất khẩu.

Trực thăng chiến đấu Mi-24 của Nga tại Syria

Iran đã tiếp tục ký thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-300 với Nga. Ngày 9/11/2015, Nga và Iran đã ký một hợp đồng mới, quy định sẽ cung cấp hệ thống này cho Iran vào cuối năm 2017.

Giới phân tích cho rằng những nước như Syria, Iraq hay Iran, ngoài việc mua vũ khí của Nga còn có ý “mượn” sức mạnh của Nga để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra, từ lập kế hoạch hậu trường đến sẵn sàng đầu tư binh lực trực tiếp tham gia tác chiến, hai nước Mỹ và Nga tiếp tục đọ sức nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những diễn biến trên thực địa, Nga đang thể hiện xuất sắc hơn.

Nga không chỉ giúp củng cố vị thế của Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad mà còn tận dụng thời cơ lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia vốn là đồng minh thân cận của Mỹ.

Nga cũng đã phát huy vai trò mang tính chủ đạo trong đàm phán hòa bình ở Syria, khiến cho cục diện sức mạnh ở khu vực Trung Đông phát triển theo hướng có lợi cho mình.

Cùng với Syria, Nga đã giành được những chiến thắng ngoạn mục tại Trung Đông

Thông qua việc đưa quân tới Syria, Nga một lần nữa can thiệp Trung Đông kể từ khi Liên Xô tan rã đến nay, đã mở rộng lợi ích chiến lược của mình.

Tất nhiên, hành động quân sự của Nga tại Syria không thể tránh được những thiệt hại. Ví dụ như vụ việc ngày 27/9/2017, tướng lĩnh cấp cao của nhóm cố vấn quân sự Nga, Trung tướng Lục quân Valery Asapov bị thiệt mạng do trúng pháo kích của nhóm phiến quân IS tại Syria.

Khi bị tập kích, ông đang ở trong đồn chỉ huy gần khu vực thành phố Deir ez-Zor chỉ đạo hoạt động của quân đội Chính phủ Syria giải phóng thành phố này.

Tuy chịu một số tổn thất về mặt kinh tế, quân sự, nhưng hành động quân sự của Nga ở Syria cho đến nay về cơ bản đã thành công, không muốn nói là thành công một cách ngoạn mục.

Đông Triều
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.