Chuyên mục
Chỉ người Nga mới đủ mạnh để gây sức ép
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chỉ người Nga mới đủ mạnh để gây sức ép

Chủ nhật 05/08/2018 09:42 GMT + 7
Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Israel, là ngân hàng quân sự của nước này, nhưng không thể khôi phục tầm ảnh hưởng từng cho phép Kissinger đàm phán một thỏa thuận biên giới tồn tại trong suốt 4 thập kỷ qua.

Nhà nghiên cứu Steven Pifer - đang cộng tác với Viện Brookings và từng là quan chức Bộ Ngoại giao phụ trách quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô - nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều lý do để vui mừng sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Helsinki (Phần Lan). Ông bình luận: “Tổng thống Nga đã có một hội nghị thượng đỉnh chính thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều giúp ông ấy giải tỏa lo lắng và khẳng định rằng Nga không còn bị cô lập”. Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Nga đang dần đạt tới một mục tiêu lớn hơn thế.

Sứ mệnh kiến tạo 

Ngoại trưởng Phần LanTimo Soini cho rằng Nga sẽ tìm cách đóng vai trò người gìn giữ hòa bình sau khi đăng cai thành công World Cup 2018 và sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ ở Helsinki ngày 12/6.

Theo ông Soini, “Nga có thể gây ngạc nhiên”, nhưng không giống như những gì xảy ra tại Crimea sau khi Nga đăng cai Olympic mùa Đông 2014. “Nga có thể trở thành một người kiến tạo hòa bình tại Ukraine, Syria và trong vấn đề vũ khí hạt nhân”, ông Soini khẳng định.

Điều ông Soini tiên liệu đang diễn ra. Một trong các bằng chứng rõ nhất là Moscow đang nắm trong tay “chìa khóa” dẫn tới hòa bình giữa Israel và Syria.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều lý do để vui mừng sau hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Helsinki (Phần Lan). Ảnh: AP

Mới đây, Israel đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Syria – lần đầu tiên kể từ năm 2014. Chiếc máy bay này, mà theo quân đội Israel là một chiếc Sukhoi Su-22 hoặc Su-24, là một phiên bản xuất khẩu của loại Su-17 từ thời những năm 1970. Đây hoàn toàn không phải là loại vũ khí xứng tầm để Israel lần đầu tiên triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa David’s Sling tân tiến nhất của mình.

Với việc đáp trả đó, Israel có thể đã muốn gửi đi một thông điệp tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng tốt nhất hãy tôn trọng thỏa thuận phân chia lực lượng tại Cao nguyên Golan năm 1974, văn kiện mà Ngoại trưởng Mỹ khi đó Henry Kissinger đã thương lượng giữa Israel với cha của Tổng thống Assad là Hafez al-Assad.

Trên thực tế, Israel đã phối hợp các chiến dịch của mình với người Nga. Trước khi bắn hạ máy bay trên, Chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã liên hệ với Moscow để khẳng định rằng đó là một chiếc máy bay của Syria, không phải là của Nga.

Ông Assad-cha chưa bao giờ phá vỡ thỏa thuận trên, và nhiều năm qua, con trai ông cũng không làm vậy. Trên thực tế, Israel ít lo ngại về ông Assad hơn là về Iran, nước đã góp phần cùng với Nga và Hezbollah đem lại chiến thắng rõ rệt trên thực địa cho nhà lãnh đạo Syria trước lực lượng nổi dậy. Tel Aviv đang mong chờ Moscow đẩy Iran ra khỏi Syria. Ông Netanyahu, vị khách thường xuyên đến Moscow, đã gây sức ép với Tổng thống Putin về việc này.

Đáng chú ý là Mỹ không có mặt trong các nỗ lực của Israel nhằm đẩy người Iran ra khỏi Syria. Israel, cũng như các nước khác trong khu vực, thừa nhận rằng ít nhất trong thời điểm hiện tại, Moscow là “vị trọng tài” của Trung Đông.

Việc Israel sử dụng hệ thống David’s Sling là cách để nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hiện nay với Mỹ. Hệ thống này được triển khai là nhờ hỗ trợ tài chính từ Mỹ và có thể sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự hỗ trợ này.

Chừng nào Israel còn phụ thuộc nhu cầu phòng thủ của mình vào tiền tài trợ từ Mỹ, thì Washington sẽ còn ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách của Israel. Nhưng việc chính quyền Tổng thống Trump quyết tâm rút chân khỏi Syria, và có thể cả Iraq và nhiều điểm nóng khác trong khu vực này, đã buộc Israel, cũng như các nước láng giềng Arab, phải nhờ cậy đến người Nga nhiều hơn trước đây.

Bài học rút ra từ vụ bắn rơi máy bay trên không phải là một cuộc chiến tranh Syria – Israel sắp xảy ra đến nơi, mà là Nga - chứ không phải Mỹ - đang nắm trong tay “chìa khóa” hòa bình dọc biên giới tại Cao nguyên Golan. Chỉ người Nga mới có thể gây sức ép, buộc ông Assad tuân thủ thỏa thuận năm 1974. Chỉ người Nga có mọi cơ hội buộc Tehran đồng ý rút quân về vị trí đủ xa Cao nguyên này để trấn an Tel Aviv. Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Israel, và là ngân hàng quân sự của nước này. Nhưng họ không thể khôi phục tầm ảnh hưởng từng cho phép ông Kissinger tiến hành đàm phán một thỏa thuận biên giới tồn tại trong suốt 4 thập kỷ qua.

Còn tiếp

Diệu An
Nguồn: vietnamnet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.