Chuyên mục
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

"Bộ não Putin" giúp nước Nga áp đảo Mỹ bằng sức mạnh của "kẻ yếu"

Thứ ba 24/07/2018 15:26 GMT + 7
Với GDP chỉ bằng 1/12 Mỹ, sức mạnh quân sự vẫn còn thua kém, điều gì đã khiến Nga vượt mặt Mỹ để trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện tại?

Tổng thống Putin đến với hội nghị Helsinki trong vị thế ngang hàng với Tổng thống Mỹ.

Khi nhìn vào hình ảnh Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin cùng sánh vai nhau tại hội nghị thượng đỉnh Helsinki gần đây, nhiều người đều cảm thấy hai nhà lãnh đạo đang đứng ở vị thế ngang hàng.

Nhưng xét một cách thực tế, cần phải thừa nhận rằng Tổng thống Trump đại diện cho một quốc gia hùng mạnh hơn rất nhiều so với nước Nga của Tổng thống Putin.

Nhưng nghịch lý ở chỗ, dù có quyền lực yếu hơn trông thấy, ảnh hưởng của Nga dường như lại vượt trội so với người Mỹ trên toàn cầu, cây bút Dominic Tierney của tờ The Atlantic bình luận.

Quan điểm của công chúng thường cho rằng các nguồn lực kinh tế và quân sự của đất nước nào càng lớn thì ảnh hưởng của nước đó cũng có quy mô tương tự. Nhưng đôi khi điều đó không đúng trong mọi trường hợp và Nga là minh chứng chuẩn xác nhất.

Liên Xô sụp đổ

Ở thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, trong thập niên 60 và 70, Liên Xô thực sự là một cường quốc mang tầm vóc toàn cầu. Họ tự hào có quân đội lớn nhất thế giới, với GDP bằng khoảng một nửa so với Mỹ và một vùng lãnh thổ trải dài khắp Đông Âu. Moscow không ngại sử dụng các nguồn lực này để gây dựng tầm ảnh hưởng của mình ở khắp mọi điểm nóng trên thế giới.

Cũng chính vì sức mạnh vượt trội như vậy mà Liên Xô khi đó lại trở thành yếu tố kết dính cho liên minh phương Tây. Hồng quân Liên Xô đóng quân sát ngay cửa ngõ châu Âu chính là tiền đề kích hoạt sự ra đời của liên minh quân sự NATO và giúp thúc đẩy sự hình thành của Liên minh châu Âu.

Cái bóng của Liên Xô cũng vô tình tạo nên sự đoàn kết ở các quốc gia phương Tây. Tại Mỹ, đảng Dân chủ và Cộng hòa đã cùng hợp lực với nhau để chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng sau Chiến tranh Lạnh, Moscow trở nên yếu hơn đáng kể. Khi Liên Xô tan rã, quốc gia này mất đi một nửa dân số, trong khi quá trình mở rộng NATO và EU đã đưa phương Tây ngày càng lớn mạnh, chiếm lĩnh Đông Âu và trở nên áp đảo so với Nga.

Ngày nay, GDP 1,58 nghìn tỷ USD của Nga cũng chỉ tương đương với GDP của thành phố New York và chưa bằng 1/12 của nước Mỹ. Nga phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu năng lượng và phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm. Không có gì lạ khi Tổng thống Putin gọi sự sụp đổ của Liên Xô là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”.

Nghịch lý thay, sức mạnh bị suy yếu của Nga lại mở ra những con đường gây dựng ảnh hưởng mới dễ dàng hơn. Sự sụp đổ của Liên Xô cũng tạo nên cuộc khủng hoảng gây chia rẽ trong liên minh phương Tây.

Năm 2003, Thủ tướng Bỉ từng thừa nhận, nếu Liên Xô tấn công, họ sẽ đem hết sức lực để giúp đỡ những “người anh em” ở nước ngoài. Nhưng hiện tại, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người Bỉ có quyền đưa ra những lập trường của riêng mình.

Trong chiến dịch Libya năm 2011, cựu Tổng thống Barack Obama chỉ trích đồng minh đang ỷ lại vào nước Mỹ và Tổng thống Trump hiện tại thì mô tả NATO là một tổ chức “lỗi thời”.

Trong khi đó, sự suy yếu của Nga còn là tác nhân làm chia rẽ Liên minh châu Âu và khuyến khích Brexit diễn ra. Khi không còn mối đe dọa, người châu Âu không muốn tiếp tục sinh hoạt trong một cộng đồng mà họ không thể tự do thể hiện tiếng nói.

Sự biến mất của Liên Xô không chỉ làm suy yếu liên minh phương Tây - nó còn gieo những hạt giống chia rẽ trong chính nước Mỹ. Trong khi các yếu tố như toàn cầu hóa, tự động hóa và nhập cư đã gây ra sự phân cực trong nền chính trị Mỹ, việc không còn kẻ thù chung như trong quá khứ cũng khiến hai đảng bất đồng nhau trong chính sách đối ngoại.

Gây áp lực vừa đủ

Sức mạnh của Nga suy yếu so với trước nhưng vẫn gây được ảnh hưởng rõ rệt trên toàn cầu.

Với diễn biến hiện tại - so với thời kỳ của các lãnh đạo Liên Xô trước đây - Tổng thống Putin đang ở trong một tình thế dễ dàng hơn, khi chỉ phải đối phó với một tổ hợp phương Tây rệu rã, mất phương hướng. Mặc dù nước Nga trong tay ông không còn mạnh mẽ như trước, nhưng đối thủ của ông thì lại đang tự gây gổ và chia rẽ.

Chiến lược của Tổng thống Putin tạo ra một sự bất lực cho toàn bộ hệ thống phương Tây. Đối đầu trực tiếp với các đối thủ mạnh mẽ như Mỹ và EU không phải là lựa chọn. Thay vào đó, Nga tận dụng những bất đồng trong nội bộ phương Tây để khoét sâu thêm sự chia rẽ bằng chiến tranh tâm lý, tuyên truyền và chiến tranh mạng.

“Gây áp lực vừa đủ” là chiến lược mà một cựu điệp viên KGB như Tổng thống Putin sẽ áp dụng và ông đã nâng tầm nó lên thành nghệ thuật. Moscow chỉ gây ra áp lực cần thiết để đối thủ tự động hủy hoại mình mà không thực hiện các động thái mạnh tay có thể gây ra những phản ứng trả đũa dữ dội.

Những lùm xùm xoay quanh cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử rõ ràng là một minh chứng cho điều này. Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy Nga đã thực hiện hành động trên, nhưng về cơ bản nó vẫn gây ra sự chia rẽ chưa từng có giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.

Ngược lại, nếu Nga thực hiện một cuộc tấn công khiêu khích như Trân Châu Cảng năm xưa, nó sẽ lại giúp cho nước Mỹ đoàn kết để cùng nhau trả đũa kẻ thù.

Là một quốc gia yếu thế và cô lập hơn Mỹ trên chính trường quốc tế, Moscow đã có những bước đi thực tế mà hiệu quả. Nga không khởi động các cuộc thập tự chinh để xây dựng “ngọn hải đăng tự do” giống như Mỹ làm ở Iraq. Đó là loại chiến tranh đẳng cấp cao mà chỉ có một siêu cường mới có thể đủ khả năng thực hiện.

Thay vào đó, Tổng thống Putin sử dụng vũ lực theo cách cẩn trọng và tính toán (như ở Syria) và trở thành trung gian của tất cả các bên: người Israel, người Syria, người Kurd, người Iran.

Tại Ukraine, Moscow tối ưu hóa đòn bẩy của mình, trong khi vẫn giữ được vai trò là một bên hòa giải không thể thiếu.

Không ai nhận thức rõ ràng hơn về sức mạnh thực sự của nước Nga so với Tổng thống Putin. Ông không quá tự tin, hay sống mãi trong ánh hào quang của Liên Xô năm xưa. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Moscow tìm những cách thức mới để gây dựng ảnh hưởng trở lại của một siêu cường.

Quốc Vinh
Nguồn: nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.